Cuốn Ngư Tiều Âm thuật Vấn đáp này tổng hợp các bài viết rải rác trên Diễn đàn VNAV về lĩnh vực ampli đèn điện tử và những khái niệm có liên quan. Vì thời gian hạn hẹp nên không kịp xin ý kiến tác giả cũng như việc tổng hợp chưa thể đầy đủ.
Chỉ mục:
Phần thứ nhất: Đăng hỏa Yếu lĩnh
Phần thứ hai: Xuất âm Bảo bối
Phần thứ ba: Linh tinh Đại pháp
Phần thứ tư: Nhiếp ảnh Thần ma
Thay cho Phần kết: Mê hồn Trận pháp
Phần thứ nhất: Đăng hỏa Yếu lĩnh
– Bóng 6C45 của anh Hai so với bóng tương đương của WE ?
Bóng 6C45 của anh Hai tương đương với 437A của WE mắc và trâu bò hơn 417A nhiều. 417A hay 5842A là tương đương nhau so với 6C45 chỉ bằng phân nửa công suất. Nếu các bác không kiếm ra được 417A của WE thì 5842 của Raytheon ngon không thua kém gì ca? về chất âm lẫn độ bền so với WE mà còn rẻ tiền nữa.
Để thiết kế và lắp ráp mạch dùng mấy loại bóng 5842 hay 6C45 thì phải cẩn thận hơn ráp những bóng 3 cực thông thường nếu không thì mạch có thể bị tự dao động ở tần số cao và điện dung ngõ vào của nó rất cao có thể tầng khuyếch đại trước nếu tổng trở ra cao quá sẽ không đủ sức lái những bóng này để đạt được yêu cầu đáp tuyến tần số cao cần thiết.
Có 1 preamp của 1 hãng hi-end dùng 6C45 (kđại) và 6H30 (nguồn dòng cho anode) theo ý riêng của em cũng là 1 tuyệt chiêu nhưng không phải là tối ưu. Còn ngoài ra thì bóng 6C45 dùng cho preamp microphone hay là phono thì hợp lý chứ nếu dùng làm preamp bình thường em có nhiều bóng còn độc chiêu hơn vì bóng 6C45 làm preamp âm thanh em không thích lắm
– Em muốn hạ điện áp sợi đốt xuống chút ít
Ậy bác đừng làm vậy bóng sẽ mau xìu cathode lắm chỉ có loại bóng xài đốt tim bằng Tungsten hay là Thoriated Tungsten như 211, 845, 813, 833,… chung chung là những bóng bác thấy sáng rực vàng (thoriated tungsten) hoặc vàng trắng (tungsten, rất ít thấy và rất xưa) thì bác có thể chạy điện thế thấp hơn mà gần như không ảnh hưởng đến độ bền của cathode. Em cũng đang chuẩn bị làm 1 preamp tương tự như bác nhưng xài bóng toriated tungsten chứ không xài họ tim đèn oxide coated cathode như 45, 2A3, 300B….
– Em mới kiếm được cặp tube 12B4A cũ, định làm rề hoặc tầng buffer cho DAC có được không ?
Đèn bác của hãng nào làm vậy? Nếu là của GE thì còn tạm được còn của những hãng khác thì coi chừng nó microphonic lắm nhất là của ông RCA không xài được cho khuyếch đại tín hiệu thấp đâu. Đây là 1 trong những lý do chính tại sao 12B4A vẫn không được chuộng lắm vì nó hơi … ương ương dở dở vì nửa dùng để làm ổn áp giống như 6AS7 nửa cho tuyến tính mà quan trọng là công suất nó cũng không bằng 6B4G. Chúc bác thành công.
– So sánh các thông số kỹ thuật bóng 6dj8, 6n1p, 6922, 7308
Thật ra thì bóng 6N1P không tương đương với 6922/6DJ8 tí nào nhưng bởi vì nó quá rẻ và gần gần giống nên hãng Svetlana bên Nga hốt được 1 mẻ lớn tồn kho của hãng khác cũng ở bên Nga rồi đóng số lại rồi bán qua các nước Âu MỸ vào thập kỷ 90 và nói là tương đương thậm chí còn quảng cáo hơn nữa dựa vào….công suất đốt tim.
Tất nhiên công suất đốt tim chỉ là 1 phần của vấn đề thôi và sở dĩ nó cao như vậy là vì ứng dụng của nó hoạt động ở ứng dụng xung nên cathode nó phải cung cấp dòng đủ nên tim đèn công suất cũng phải cao theo. Tuy nhiên nó chưa bao giờ được thiết kế cho tuyến tính cả nên đường đặc tuyến của nó méo hơn 6DJ8/6922 nhiều. Tuy nhiên cái méo của nó đôi khi lại là cái hay cho nhiều thiết kế.
Em xài bóng 6N1P-EV vào đầu thập kỷ 90 và thấy nó cho ra vùng âm thanh rất rộng so với bóng 6DJ8/6922 tê giác. Tuy nhiên nó rộng hơn nhưng lại mờ hơn mặc dù đáp tuyến tần số rất tốt. Sau đó em ít nghiên cứu đến nó vì đã có 6H30P rồi và tất nhiên còn 1 số bóng khác nữa.
6N1P có ít nhất 2 hãng làm và chất âm cũng khác nhau. Còn chủng loại thì có tới 3 loại: 1 là 6N1P loại này thường lắm; 2 là 6N1P-IV loài này được ứng dụng cho xung nghe cũng khá hay; 3 là loại 6N1P-EV loại này có lẽ là nghe hay nhất.
Chỉ có bóng 6H23P-EV là tương đương với 6922 và theo em thì nó có lẽ nhỉnh hơn … sừng tê nữa vì âm thanh của nó rất êm ái và rất ít ồn và lì đời hơn bất cứ ông 6922/6DJ8 Âu Mỹ nào. Thiết kế 6H23P-EV cho hay thì bỏ bóng Âu Mỹ sừng tê vô có thể… tèo rất sớm(bằng 1/2 thời gian bóng 6H23P-EV) vì bóng Âu Mỹ chịu không nổi trong điều kiện hoạt động này. Tất nhiên phải là bóng sx trước 1990 hay là thời liên bang Xô Viết.
Còn 6H6P tương đương với 5687. Tron vài trường hợp âm thanh có thể còn nhỉnh hơn 6H30P nhưng tội cái nó không được bền bỉ cho lắm và 2 nửa triode kiếm cân nhau rất chua. Nhưng được cái còn rất rẻ và rất nhiều. Sở dĩ nó vẫn chưa ngóc đầu lên được là vì 5687 của Âu Mỹ còn quá rẻ nên 6H6P khó có cơ hội mắc lên. Cũng tốt thôi. Ampli của hãng Tenor 75W OTL xài 12AX7A+6N6P+6N30P+6C33 90% đều là bóng anh Hai được coi là 1 trong những ampli hay nhất thế giới và vẫn dùng hồi tiếp âm. Vậy là tại bóng hay tại người thiết kế nhỉ???
Chung chung bóng anh Hai các bác kiếm được bóng được sx thời Liên Bang Xô Viết đặc biệt là thập kỷ 70-80 được dùng trong quân sự thì… khỏi chê. Những bón có ký hiệu EV, hay DR đàng sau thì đều rất “máu” và chất âm rất tốt.
Riêng họ 12AX7 của Nga thì em chưa chịu thằng nào cả chỉ trừ ông 12AX7LPS mới của Sovtek hay EH 12AX7 thì tạm tạm được. Dạo này xuất hiện 12AX7M do 1 hãng làm đồ Pro của Mẽo đặt hàng có lẽ từ anh Hai bắt chước 100% bóng Mullard 12AX7 nên chất âm rất hay nhưng còn vài trục trặc về tiếng ồn. Em đang theo dõi vụ này đây vì lúc đó em sẽ không cần Tele hay Mullard nữa vì chỉ có trên dưới 20USD 1 bóng thôi.
– Mạch SRPP là mạch gì ?
Mạch SRPP là mạch cho đèn hoạt động ở điều kiện bán nguồn dòng ở tải Anode nên ít nhiều đèn hoạt động ở vùng khá tuyến tính. Tuy nhiên hệ số kdai chỉ được 50% hệ số Muy chứ không được 100% như nhiều người nghĩ. Vì là mạch có 1 phần thoát Cathode nên mạch có khả năng cung cấp dòng ra gấp đôi so với mạch anode tải điện trở bình thường. Vì là mạch Push Pull nên nó có khả năng triệt tiêu được méo hài nhưng chỉ triệt tiêu được méo hài bậc chẵn thôi chứ không triệt tiêu hài bậc lẻ nên đôi khi… lợi bất cập hại nhất là cho chất âm….
Kinh nghiệm của em kẹt quá lúc không có đèn có độ truyền dẫn (transconductance) cao và công suất anode cao ví dụ như bóng 12AX7 hay là 6SL7 hoặc là loại đèn có méo hài bậc chẵn quá cao ví dụ như 12AU7 và nhất là làm biếng… thì em mới xài SRPP thôi . Còn nếu đã có 6C45, 5842 hay 6H30P, 6H6P, 5687 hoắc ECC99 rồi thì xài SRPP uổng lắm. Chơi mạch SRPP uổng luôn cả mấy cái sừng tê NOS Âu Mỹ. Cũng chỉ vì vậy nên nó là 1 trong những mạch trong cuối cùng danh sách em xài. Đây là kinh nghiệm riêng của em. Các bác có gì không đồng ý thì xin bỏ qua.
– Hôm qua xin được 2 em 5Y3 , nhưng ngặt nổi nó đốt tim 5V , trong khi nguồn của em là 6.5V ?
Dễ nhất là bác đi kiếm bóng nắn điện có đốt tim 6.3V hầu hết là bóng damper của TV lúc đó khỏi phải lo mà còn ít ồn và nghe hay hơn tất cả các bóng nắn điện bình thường. Đồng thời nó có thêm 1 chức năng rất quý đó là sau vài mươi dây nó mới nắn điện lúc đó các tim đèn của mạch đã được đốt nóng nên đỡ hư đèn nhất là đèn công suất chạy cao thế cao. Suuyy.t có bao nhiêu bác cứ hốt hết đi và…. đừng nói cho ai nghe hết hihi !!!
– Tube 5687 có tương đương với 6DJ8 không vậy ?
5687 tương đương với 6H6P của anh Hai vừa rẻ vừa khá hay. Kẹt quá bác cứ năng nỉ trên forum là chắc chắn sẽ có anh em nhường bác 1 cặp hihi Bác ráng kiếm được Tung Sol hay Raytheon anode “rỉ xét” nhé vì loại này tiếng ngon hơn mấy loại khác
– Còn về bóng tiền khuếch đại của Nga thì em biết có một loại nữa là cha nội của 6H1Pi và là anh trai cả của 6H30 nhưng vẫn bị người đời hắt hủi.
Ý bác là bóng 6H6P?
Còn bóng 6H23P-EV thì các bác chê không hay thì cũng chưa chắc vì hầu hết các mạch đều thiết kế cho 6DJ8/6922 của Âu Mỹ bỏ vô 6H23P-EV của anh Hai nghe không hay là truyện đương nhiên. Nếu bóng anh Hai 6H23P-EV mà được thiết kế riêng cho nó thì nó oánh ngang ngửa mấy ông kia mà lại còn ít ồn hơn nữa. Các bác thiết kế tầng Preamp Phono thì chỉ có ít bóng đạt được tiếng ồn thấp cho việc này thôi và trong đó có 6H23P-EV còn hầu hết tất cả các bóng khác trong họ này của Âu Mỹ đều ồn hơn hết.
Em ngày xưa cũng kỵ bóng anh Hai lắm sau khi vớ được 1 mớ hàng độc và nghe 1 số preamp của những hãng thiết kế đặc biệt dùng những bóng này lúc đó … hết dám chê mà còn phải nể nữa. Kẹt nỗi bóng 6H1P và 6H23P có nhiều hãng của anh Hai làm lắm và chất lượng lẫn chất âm khác nhau nhiều nên làm mọi người lúng túng. Chúc các bác vui vẻ.
– Tại sao amp. 6C33C thiếu cái lóc cóc leng keng ?
Thiếu cái lóc cóc leng keng đó không phải vì do hồi tiếp đâu bác hic hic tội nghiệp nó … mà là do ông 6C33 đó. Đây cũng là 1 trong những lý do cây 6C33 đến giờ này vẫn ít ai xài và rất rẻ mặc dù nó rất trâu bò nhưng người ta vẫn thích ráp KT88 Triode hơn vì chất âm của 6C33 nó không có lóc cóc … ngoài ra nhiều bóng anh Hai cũng không lóc cóc nữa.
Tuy nhiên bóng anh Ba thì vẫn có nhiều loại lóc cóc lắm vì thiết kế của anh Ba rất nhiều bóng audio nguyên là thiết kế của Anh (cao thủ nhất nhì ba trong nghề Tube) chỉ tội anh Ba do thiếu Nickel nên đôi khi chất lượng hơi cà chua 1 chút. Lóc cóc leng keng (chất âm) và độ bền là 2 lý do chính làm bóng NOS của Âu Mỹ vẫn được ưa chuộng và càng ngày càng lên giá. Ngoài ra lóc cóc leng keng có được phần nhiều cũng do thiết kế mạch như thế nào nữa. Ampli thiết kế đời nay ít lóc lóc leng keng hơn ampli thiết kế đời xưa. Vài dòng nhăng cuội chúc các bác vui vẻ
– OTL 6C33C, 6C19P, 6AS7 thật chiến đấu được không?
6AS7 thì của đế quốc và thực dân thì hơi ngại nhưng 6AS7G (6H13C) của anh Hai thì hy vọng được. Ngoài ra nếu có bác nào có khả năng còn có EL509 của JJ / Tesla nữa(30USD/bóng) với 8 bóng oánh ra 80W ngộp thở luôn. Thứ này cũng độc lắm đây vì không có cái núm trên đầu như là EL509 từ xưa đến giờ. JJ EL509 thiết kế trông rất giống EL34 nhưng trâu bò hơn nhiều. Nhưng rẻ và hay thì tất nhiên vẫn là anh Hai 6H13C. Có bác nào có cỡ 100 bóng thì cho em biết nhé.
– Đèn EL34 có hay không ?
EL34 là 1 loại đèn rất dễ ráp hay nhất là tiếng trung ráp UL quyến rũ hơn gần như hầu hết các bóng trong họ Pentode hoặc Tetrode. Ngay cả mấy ông nhạc sĩ guitar điện solo rất thích dùng ampli guitar dùng bóng EL34. Cơ bản thì có thể dùng 5691 (6SL7) kéo 6BL7 đảo pha rồi khoảng 4-5 cặp EL34 hê hê oánh ra cỡ 200W cho UL dzui lắm đa và khoảng 100W cho triode tha hồ mà ngộp thở. Mạch sẽ đơn giản lắm không phức tạp đâu. Ráp UL xác suất rất cao là các bác phải dùng hồi tiếp âm để hạ tổng trở đồng thời mở rộng băng thông và giảm méo nên mạch sẽ không quá phức tạp mà vẫn hay như thường. Gì chứ cái dzu. này em phái lắm
– Tube amp. 300B SE parrallel dùng OPT Harmond có được không ?
Dzời ! Đã chơi 300B hạng nặng như vậy mà lại chơi Hammond OPT thật thì hơi phí của dzời quá các bác ơi. Đã vậy song song 2 bóng là đã hơi mệt mà còn song song 4 bóng thì các bác chịu khó mua 1 rổ bóng 300B đốt nóng tim 24 tiếng rồi chọn ra 2 bộ 4 bóng thì hy vọng sẽ không phá tiếng của 300B. Theo em thì nếu các bác đã có ý tưởng ráp SE công suất cao thì đừng nên song song 300B làm chi cho uổng tiền cùng lắm là 2 bóng thôi. Em đã từng nghe ampli Audio Note 200K USD xài 4 bóng WE300B cho 1 kênh rồi xài toàn đồ khủng hoảng không thôi(cái gì cũng bạc và vàng hết cả) và kết quả là….không đáng đồng tiền bát gạo tị nào cả cho dùng chỉ là 1/10 giá với chất âm như vậy cũng còn không đáng nữa. Đây là xxx ý của em em xin lỗi các bác trước.
Phần thứ hai: Xuất âm Bảo bối
– Tổng quan về OPT
Hầu hết những loại Fe cho Audio được coi là xịn đều là hợp chất của Nikel (Nikel, Amorphous,…) hoặc là Cobalt (Permendure). Tuy nhiên ít ai để ý là Nikel rất sợ dòng 1 chiều nên quấn biến thế dùng Fe hợp chất Nickel cho SE hoặc những ứng dụng có dòng 1 chiều đi qua đều phải dùng khe hẹp và Nickel gặp dòng 1 chiều sẽ mất đi rất nhiều ưu điểm của nó và chất lượng gần như tương đương với Fe M4 hoặc M6 Silicon Grain Oriented. ở trường hợp như vậy tất nhiên cái vẫn không mất đó là…giá tiền phải trả cho bộ Fe Nickel đó. 1kg lõi hợp chất Nickel giá từ 40-60USD. Còn Silicon M6 Grain Oriented giá chỉ 5USD/1kg rẻ gấp 10 lần.
Các bác cũng thấy Sowter hay là Silk, James, Electra Print… đều dùng lõi M6 cho SE nhưng âm thanh vẫn hay như thường. Những hãng dùng lõi Amorphous và nhất là Nickel đều rất mắc tiền hầu hết chỉ phục vụ cho mấy ông SE thích nghe tiếng trung hoặc treble vì những Fe loại này vì dòng 1 chiều đã nuốt đi độ từ thẩm của nó rất nhiều nên tiếng bass khó mà hay bằng M6. Muốn khắc phục được điều này người ta phải quấn thêm vòng lúc đó dễ hụt tiếng treble thì dùng Fe Nickel làm chi nữa. Hiện giờ nước sx lõi hợp chất Nickel rẻ nhất chỉ còn Ấn Độ. Còn anh Ba là lò sx lõi Silicon M6 hoặc M4. Mặc dù Ấn Độ sx lõi hợp chất Nickel rất rẻ nhưng Đế quốc Mẽo bây giờ vẫN là lò sx lõi Amorphous hoặc Nickel cho mấy hãng OPT nổi tiếng trong đó có cả Audio Note chắc vì có lẽ đế quốc ngày xưa là 1 trong vài nước đứng đầu về Fe trong đó có cả Đức và Anh.
Tuy nhiên nhiều hãng của Anh bây giờ cũng bị Đức mua mất rồi mà giá thành của Châu Âu lúc nào cũng mắc gấp đôi đế quốc nên khó mà cạnh tranh lại. Ngoài ra còn mấy ông Nhật nhưng hầu hết chất liệu lại phải mua ở nước khác nên giá cả tất nhiền là phải cao. Sở dĩ các hãng thi nhau đổ sang lõi C hoặc double C vì những lõi này đang sx hàng loạt dùng những chất liệu Nickel hoặc Amorphous được sử dụng trong công nghiệp nên lợi về giá thành rất nhiều thay vì phải dùng lõi EI không có sẵn phải tự đặt hàng riêng mắc tiền.
Lõi C hoặc double C có ưu điểm là ít mất từ hơn lõi EI nhưng nếu bỏ khe hẹp vô cho SE thì cũng chẳng còn lợi được bao nhiều chưa kể làm khe hẹp và quấn còn khó hơn lõi EI nữa. Về âm thanh thật sự trên lý thuyết thì lõi C có ưu điểm hơn lõi EI nhưng trên thực tế vẫn chưa ngã ngũ về bên nào vì đâu ai hoàn toàn nói OPT Bertolluci hay Lundahl lõi C core hay hơn OPT Tango lõi EI.
Riêng lõi Cobalt thì khỏi chê vì không bị khuyết điểm như hợp chất của Nickel nhưng giá thành rất mắc (200US/1kg) Có 1 vài biến thế liên tầng của Tango xài loại này đây và rất mắc tiền và đôi khi mua không được vì chỉ làm đặc biệt cho 1 số ít hãng thôi. Còn C hay double C thì Cobalt chỉ làm loại nhỏ cho tần số cao nên không có đồ hàng loạt loại công suất lớn cho OPT nên chưa ai dám chào hàng OPT loại này.
Duy có 1 quốc gia đó là anh Hai thì em vẫn đang đi lùng mò động vật quý hiếm của sở thú anh Hai này nhất là Fe Cobalt vì anh Hai cái gì quý hiếm của Âu Mẽo anh Hai thứ gì cũng có(có khi tốt hơn nữa) và có rất nhiều phục vụ cho chtranh lạnh nên bây giờ nếu kiếm được hy vọng sẽ rất rẻ có thể làm âm thanh không hay bằng đồ xịn nhất của đế quốc nhưng được 90- 95% là đã hay hơn sản phẩm của nhiều anh đế quốc và thực dân rồi .
Tóm lại nếu các bác quấn OPT Push Pull (không có hoặc rất ít dòng 1 chiều qua) thì lõi quý hiếm cứ việc vô tư mà xài thì sẽ phát huy tuyệt đối ưu điển của nó. Còn cho SE thì nếu có Cobalt cứ việc mà phang vào là vô địch. Còn mấy ông Nickel hay Amorphous… hợp chất của Nickel thì giữa nó và M6 thì Nickel có thể được hơn 1 chút nhưng lại mất đi rất nhiều đó là … giá tiền (50USD/1k so với 5USD/1kg) đã vậy khó mà hơn được toàn dải. Cùng lắm là trung và bổng thôi. Chúc các bác dzui dze? và đừng bực mình với bài viết của em
Thân
Còn 1 hãng mà em dám khiêm tốn coi là hay nhất Châu Mỹ và có thể hơn nhiều hãng ở các nước Châu Á và Châu Âu nữa và quan trọng là giá thành hợp lý và có đặt theo tiêu chuẩn riêng của mình được là Electra Print. Rất nhiều ampli Tube nổi tiếng dùng OPT của hãng hay ông sư phụ này hoặc là nhờ sư phụ này thiết kế dùm rồi đưa qua… anh Ba khựa quấn dùm hic hic Em đã từng xài nhiều OPT của sư phụ này rồi và đôi khi chỉ chịu thua Tamura 1 chút nhưng giá cả thì chỉ bằng nửa Tamura hay Tango thôi. Dạo này đồng USD thấp hơn Euro nên mua OPT của Châu Âu ví dụ như Lundahl hoặc Bertoluci thì mắc nhắm các bác ơi.
Audible Illusion là 1 trong “rất ít” hãng làm Tube preamp mà cá nhân em và nhiều người bạn chơi HIEND thích nhất vì tiếng ra rất hay cho cả 3 dải tần. Quan trọng là tiếng trầm và bổng của nó rất hay và mạnh mẽ vì tụi nó chơi …bùa có 1 chút xíu Equalizer bên trong hihi . Nếu các bác có muốn đá gà bóng 6DJ8/6922 sừng tê với bóng 6H23P-EV của anh Hai thì cứ bỏ vô Audible Illusion là… biết liền. Miễn sao thấy hay là được!
Theo em thì OPT của những hãng có tiếng nào cũng rất hay vì nếu không thì sao có nhiều người khen nhể? Ngoài ra nhiều OPT nhiều cá nhân tự quấn kể cả của các anh em trên forum cũng có thể hay không kém nếu chưa muốn nói là hay hơn chỉ vì chưa được thế giới biết tên thôi. Tuy nhiên OPT nào cũng có thể là không hay cho dù là của hãng nổi tiếng vì trên đời không có cái OPT nào được mọi người công nhận là hay cả. Ngoài ra còn vấn đề giá thành nữa. Mắc gấp đôi gấp 3 nhưng chỉ hay hoặc thậm chí chỉ có khác hơn dưới 10% ví dụ như được tiếng trung thì không được trầm hoặc bổng hoặc được trầm bổng lại hụt tiếng trung v.v….thì về mặt lý thì cũng khó có thể cho là đáng đồng tiền bát gạo được. Ngoài ra còn phối loại nhạc và loa nào nữa…. nhiều thứ lắm!!! Đặt vấn đề này ra thì bàn đến khuya rồi đi ngủ mới hy vọng tạm xong rồi thức giậy bàn tiếp!
Theo xxx ý của em thì nếu chúng ta có thể loại trừ OPT đi thì loại bớt được nhiều ẩn số và đây cũng là chứng minh thực tế ampli bán dẫn người ta đã loại OPT từ lâu rồi. Nếu nói ampli có OPT mới hay thì tại sao KRELL, Mark Levinson, Pass Labs,… không có OPT vẫn hay như thường. Đã vậy ampli Tube OTL có vài hãng được cho là 1 trong những ampli hay nhất thế giới? Tất nhiên sau khi bỏ OPT đi nhất là cho ampli Tube thì sẽ xuất hiện thêm vài ẩn số mới tuy nhiên bớt 10 mà thêm 5 cũng còn hơn là để nguyên 10 phải hông có bác. Cái OPT là linh hồn của ampli mà ngược lại là cái khó đoán và khó thiết kế nhất về mặt kỹ thuật cũng như nghệ thuật. Vì thế nó rất mắc tiền đến lúc MOD mạch còn cái cuối cùng là cái OPT(kể kả biến thế lái) thì ai cũng méo mặt vì không biết có nên… thay bằng đồ xịn hay của hãng khác không vì đồ xịn mắc quá mà không biết có hay hơn không hay lại tiền mất tật mang.
Em chỉ có vài dòng spam xin các bác tha… tội
– Dùng OPT SE có cổng UL dùng như OPT PP thì vấn đề gì xảy ra ?
Bộ bác định quấn chấu ra UL 50%? Nếu dùng nó cho Push Pull thì chấu UL sẽ là cao thế? Cái kẹt là OPT SE có khe hẹp nếu bác dùng nó cho Push Pull thì… hao quá vì 1 cái bộ Fe cho SE có khe hẹp có thể cho ra công suất gấp bốn lần hoặc hơn nếu dùng cho Push Pull sau khi bỏ khe hẹp đi . Bác coi xem lợi hại thế nào nhé biết đâu sau này bác sẽ chào hàng OPT SE, SE Ultra Linear, Push Pull “All IN ONE”
– So sánh OPT và OTL
TU ĐIỆN KHÔNG THỂ LÀM NHIÊM VỤ THAY ĐỔI TỔNG TRỞ (phối tổng trở) NHƯ BIẾN THẾ vì thế trong trường hợp thay đổi tổng trở từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao thì bắt buộc phải dùng biến thế ví dụ như cái OPT để đổi nội trở của đèn rất cao xuống loa 8 Ohm. Thứ 2 là tụ không thể qua dòng 1 chiều nên 1 số ứng dụng của biến thế liên tầng ví dụ như biến thế Driver để lái bóng công suất lên chế độ A2 thì lúc đó lưới điều khiển(Grid) bắt đầu dẫn dòng 1 chiều nên không thể dùng tụ trong ứng dụng này. Ví dụ thứ 3 là 1 hình thức khác của phối tổng trở là tăng hệ số khuyếch đại mà không dùng linh kiên chủ động (active device) như tube, transistor… để giảm thiểu tiếng ồn do linh kiện chủ động gây ra (cái giá phải trả là hẹp lại băng thông) thì không thể dùng tụ được. Và tất nhiên còn vài ví dụ khác….
Còn những ứng dụng không dùng phối tổng trở hoặc không để cho dòng 1 chiều đi qua ví dụ liên tầng preamp thì tụ điện hơn hẳng biến thế về kỹ thuật . Còn tụ xuất tầng công suất thì tụ điện cũng hơn luôn về mặt kỹ thuật vì ở tầng này chúng ta KHÔNG DÙNG ĐỂ PHỐI TỔNG TRỞ mà dùng để tránh dòng 1 chiều đi ra loa. Tất nhiên điều này(về mặt kỹ thuật) chỉ đúng nếu chúng ta mua loại tụ tốt nhất so sánh với OPT tốt nhất.
Các bác đừng lầm tưởng OPT nào cũng dùng để phối tổng trở , ví dụ OPT của 1 số ampli bán dẫn hoặc tube chỉ có tỉ lệ 1:1(tổng trở vô bằng tổng trở ra) chủ yếu dùng để cách ly hoặc/và để lấy chất âm biến thế !!! Tụ điện có trị số điện dung cao và chất lượng cao mà khả thi cho tầng công suất là tụ Solen(Pháp) Metallized Poplypropylene có trị số đến 330uF.
Ngoài ra còn 1 đồ độc nữa là của hãng Cornell Dublier mới ra lò đó là tụ ElectroFilm Capacitor Metalized Polyethylene có trị số lên đến 600uF/300V. Tất nhiên các bác cứ vô tư bỏ tiền ra mắc song song vài chục quả tụ như vậy là có trị số lên đến 10000uF bảo đảm về kỹ thuật sẽ ăn đứt OPT vì chúng ta cũng đã biết mắc song song vài chục cái OPT sẽ không tằng được thông số kỹ thuật vài chục lần nhưng ngược lại tụ điện thì được ! Tất nhiên lúc đó giá thành sẽ có khi còn mắc hơn OPT nhưng điều đó không nghịch … giò với câu “so sánh tụ tốt nhất và biến thế tốt nhất “.
Cũng vì như vậy em biết là hầu hết các anh em (phải trừa vài bác sau này muốn làm thí nghiệm) và nhiều nhà sx sẽ không bỏ tiền mua vài chục cái tụ như vậy cho tụ xuất nên em mới viết câu ” tụ xuất chưa chắc đã hay hơn OPT” .
Câu trích dẫn cuối cùng “…cho lỗ tai ngươi…” đã nói lên tất cả quan điểm của em vì cho dù có tiền mua vài chục quả tụ làm tụ xuất em vừa nêu trên thì cũng chỉ hơn OPT về mặt đo lường hay kỹ thuật thuần túy chứ chất âm thì tùy ý mỗi người vì biến thế liên tầng lẫn OPT tạo ra méo hài rất đặc biệt làm nhiều người rất thích.
– Vậy em chơi OTL lun !
Ái cha cái dzụ. Ô Tê Lờ này em “phởn” lắm đa . Cuối cùng ở forum này đã có người chịu quậy OTL rồi ha ha đã quá!!! Càng nhiều đồng minh càng tốt. Cái vụ OTL làm bay loa thì em hổng chịu đồng ý đâu vì các bác cứ lấy mạch dễ bay loa mà ráp không thôi nên sao không bay loa cho được. Xuất tụ thì hết dzui rồi tại sao chúng ta không cùng tự thiết kế cho forum 1 mạch OTL thật chiến đấu nhể và tất nhiên là không xuất tụ vì từ xưa đến giờ rất nhiều người công nhận OPT nghe hay hơn tụ hoặc nếu cho nó bằng nhau đi thì làm OTL mà xuất tụ để làm chi chứ vì thiết kế tube với OPT dễ hơn nhiều ! Có chăng thì tụ rẻ tiền hơn OPT nhưng về chất âm không hơn được tị nào so với OPT thì buồn qwuá các bác hu hu !!!. Rõ ràng thiên hạ hầu hết 99% là giữ lại OPT hoặc là xuất thẳng (OTL, OCL) chứ không ai giữ tụ bao giờ cả ngay cả ampli bán dẫn người ta vẫn còn mon men gắn OPT vào chứ không ai gắn tụ đâu. Các bác thấy em bàn có lý tí nào không ? hic !
Phần thứ ba: Linh tinh Đại pháp
– Chọn mua đồng hồ đo cao áp
Kinh nghiệm em 1 lần mua là 1 lần khó. Các bác ráng để tiền mua 1 cái rồi xài luôn đến… già đó là Wavetek model HD110B, HD115B, HD160B (HD: Heavy Duty) rớt xuống lầu chưa chắc đã hư và nhúng acid chưa chắc đã tèo là đồ cho những tay kỹ sư hay thợ công nghiệp nặng xài. Nó có lẽ là đồng hồ đo cầm tay duy nhất (???) đo được đến 1000VAC và 1500VDC (chịu được điện thế xung đến 6000VDC) trong khi những đồng hồ khác chỉ đo được đến 750VAC và 1000VDC thôi. Chỉ cỡ thứ Wavetek này mới dùng để quậy mấy ông 845 hay DHT SE thì mới không tèo chứ nếu không thì đồng hồ đo luôn tèo trước… người dùng (cũng tốt thôi hihi) lúc đó sẽ không có của hồi môn cho con cháu. Đã vậy hãng Wavetek mới bị ông Fluke mua đứt nên không biết tương lai hay…. tương ớt sẽ còn đồng hồ Wavetek không nữa. Mại vô kẻ hết các bác! Chúc các bác dzui dze?
– Tụ dầu ?
Các bác thích tụ dầu PIO thì nếu sợ giả thì cứ mua loại tụ K40 hoặc K42 của Nga thì chẳng sợ bị giả mà tiếng nghe không thua gì tụ Jensen bản cực nhôm. Tụ PIO của anh Ba khựa nghe cũng hay không kém. Chỉ còn tụ Jensen bản cực đồng hoặc bạc thì tụ PIO củA anh Hai và anh Ba đành phải… nhường 1 chút thôi. Hầu hết tụ PIO của Audio Note là do Jensen làm. Hãng Jensen ở Đan Mạch. Để em liên lạc với tụi nó xem sao coi nó chuyển hãng sx qua Á Châu hay không. Em không ngờ là mấy cái tụ PIO này mà bắt đầu có đồ giả … thiệt là hết chỗ nói. Kiểu này mấy anh em chúng ta phải nghiên cứu Đu tụ luôn cho đủ bộ DIY, lúc đó lấy vàng núi Kim Thành làm bản cực ra quấn rồi ngâm dầu đậu phộng biết đâu lúc đó nghe còn hay hơn Jensen hay Audio Note nữa. Tụ PIO bản cực vàng … nghe ngọt và thơm nhất, bảo đảm tụ thật haha
– Tụ nối tầng hay biến thế nối tầng ?
Nếu các bác kiếm được 1 tụ điện nối tầng tốt nhất trên thị trường và một biến thế nối tầng tốt nhất trên thị trường thì về mặt đo lường hay có thể nói là thuần túy về kỹ thuật thì tụ điện hơn biến thế…rất xa dễ dàng chứng minh bằng vật lý, hoá học và toán học rõ ràng và chứng minh bằng máy đo thực tiễn. Còn về vấn đề chất âm hay còn gọi là nghệ thuật thuần túy thì… tùy hỉ vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xung quanh cả về cơ học (loai nhạc, loa, phòng nghe,…) lẫn điện (mạch điện, điểm hoạt động, linh kiện chủ động như transistor, tube,…) và còn do sở thích nghe của mỗi người nữa.
Tất nhiên dàn máy nghe là cho lỗ tai người chứ không phải cho máy đo thuần túy nên vấn đề này sẽ không thể đi đến kết luận được. Em xin lấy 1 ví dụ về nhiếp ảnh cho đơn giản là nếu các bác kiếm được 1 tụ nối tầng tốt nhất thì có thể tưởng tượng các bác chụp 1 tấm ảnh thật rõ màu sắc thật đẹp về kỹ thuật. Còn nếu kiếm 1 biến thế nối tầng thật tốt thì giống như chụp một bức hình dùng kính lọc mờ để tạo ra 1 nét đẹp nghệ thuật đặc chưng nào đó. Vậy cái nào hơn cái nào? Cái nào cũng hay cả các bác nhỉ. Tuy nhiên cũng cùng 1 thiết bị như vậy mà các bác chụp 1 tấm hình chân dung cận ảnh thật rõ cho 1 người mẫu nào đó nhưng da mặt người mẫu này giống đã đã từng bị “té hầm chông” thì khó coi lắm phải hông các bác. Hoặc nếu các bác lấy kính lọc mờ mà chụp ngoại cảnh cây cỏ hoặc thắng cảnh bao la thì…không thấy gì cả phải không nhỉ.
– Úp thìa cho TDA 7294
Em xin phép các bác cho em thêm 1 chút ý kiến về Úp thìa. Úp thìa sẽ rất hoàn hảo như bác Pices đã viết ở phần trên “nếu và chỉ nếu” 2 hoặc nhiều linh kiện mắc song song phải có đáp tuyến về pha và biên độ giống nhau 99- 100%. Khác nhau 10% thì tuy công suất vẫn tăng lên nhưng độ méo hài sẽ phức tạp hơn nhiều lần. Các hãng lớn khi làm ampli bán dẫn hoặc đèn người ta mua rất nhiều linh kiện “trong cùng 1 lượt sx” rồi sau đó chọn những linh kiện cân nhau để làm úp thìa. Theo kinh nghiệm của em nếu không còn cách nào khác ví dụ như giới hạn về linh kiện, tài chánh, v.v… thì hãy nghĩ đến việc úp thìa ví dụ không có cái tube nào trên đời có nội trở ra thấp và cho dòng ra cao như bán dẫn thì bắt buộc phải dùng tube úp thìa để làm OTL thôi vì không còn cách nào khác. Hoặc làm ampli tube SE 200W nếu muốn điện thế thấp khoảng dưới 400V thì không còn cách nào khác mắc song song vài chục cái bóng … 300B hoặc cùng lắm 6C33C để làm chứ không còn cách nào khác.
Nhưng nếu với 40W của TDA7294 cho 1 con mà các bác đã thấy đủ rồi thì mắc song song 2, 3 con TDA7294 để làm chi nhỉ. Bình thường với công suất 8W 300B SE hoặc 20W 845 SE thì nhiều người đã thấy hài lòng mà công suất ra 40W của bán dẫn, tube Push Pull ,… hay cao hơn thì nhiều người vẫn cho là chưa đủ đô em không biết giải thích sao đây cho hợp lý? Nếu các bác tính truyện úp thìa TDA7294 thì nên ráp ampli bán dẫn dùng linh kiện rời thì chắc hay hơn vì khi úp thìa vi mạch chúng ta úp thìa luôn cả tầng đầu đến đuôi mà chủ yếu là cần tầng công suất thôi chứ đâu cần thiết úp thìa tầng đầu nhỉ? Em chỉ có chút xíu ý kiến nhưng tất nhiên châm ngôn của em quan trọng nhất là “miễn ta thấy hay…và dzui là được” phải hông các bác !
Cũng nhờ sau khi đọc đề tài úp-thìa TDA729x của các bác, em đây mới phát hiện ra trên thị trường có 1 loại sinh vật rất rẻ (2USD) có thể mổ xẻ hoặc bẻ gẫy chân tay mà vẫn có thể … chưa tèo mà còn có thể biến thành 1 sinh vật cấp cao hơn (thuyết Darwin mới cho bán dẫn).
Sau mấy ngày ngâm cứu em đành mạo muội cho ra lò 1 mạch Hybrid Amplifier cho TDA7294S mà em cảm thấy (theo xxx ý riêng của em) có lẽ tạm ổn hơn 1 số thiết kế em thấy từ trước đến giờ. Mặc dù cũng chưa được ưng ý lắm vì bản chất thiết kế được áp đặt cho con TDA7294S; tuy nhiên với giá quá rẻ và tính phổ thông của nó thì cũng đáng … MOD 1 chút cho dzui biết đâu kết quả sẽ không thể ngờ được. Có bác nào xâm mình ráp mạch Hybrid này thì em xin cám ơn trước.
Chắc có lẽ sẽ có 1 vài trục trặc vì em không biết STElectronics có dấu gì sau lưng không vì em thiết kế dựa vào suy luận của cá nhân em dựa theo những điều STElectronics quảng cáo. Tuy nhiên mọi sự vẫn có thể giải quyết được nên xin các bác cứ yên tâm.
Em đã thấy cái mạch đang post lên tận dụng chân 11 và 1 cái switch ảo để có thể tách tần driver và tần output. Em có 1 điều vẫn đang thắc mắc là sở dĩ em nêu lên vấn đề úp thìa con TDA7294 là từ đầu đến đuôi vì trong thông số của ST Microelectronics chân 11 là không nối gì cả(NC) và trong sơ đồ chức năng không có cái switch ảo đó thì làm sao mà tách tần công suất ra riêng được. Em không biết các bác có dùng 1 loại TDA7294 đặc biệt nào không mà có thêm chân 11 và có khả năng tách tầng vi sai ra khỏi tầng lái thì lúc đó có thể khả thi hoặc là hãng dấu không cho chúng ta biết chức năng của chân 11 nên chỉ đề NC thôi.
Tuy nhiên cho dù có tách được ra riêng ít nhất cũng phải có…2 đường: 1 là cho cực cổng NMOS bán kỳ dương, và 1 còn lại là cho cực cổng NMOS bán kỳ âm chứ không thể chỉ có 1 đường như cái switch ảo đó trừ khi là phải có luôn mạch lái (Gain & Level Shifting Stage) mà như thế là đã úp thìa vài tầng rồi chứ đâu còn là tầng công suất riêng nữa.
TDA7294 theo sơ đồi chức năng hoàn toàn không dùng JFET mà xài DMOS (Depletion MOSFET) hoàn toàn. Tầng vi sai đầu dùng transistor lưỡng cực BJT (Bipolar Junction Transistor). Nếu cho dù có dùng JFET thì trên thực tế kiếm 2 con cân nhau rất chua (còn chua hơn cân BJT) vì phải đi kiếm 2 con có cùng Idss thì cũng mệt lắm chỉ trừ khi 2 con trong cùng 1 vỏ thôi.
Còn MOSFET thì còn có thể còn…to truyện hơn nữa. Vấn đề mắc song song MOSFET nếu ít có vấn đề chỉ họa chăng nó là Lateral MOSFET ví dụ như 2SK1058 của Hitachi tuy nhiên chỉ trừ khi nó cùng lô hàng sx. Còn Vertical MOSFET ví dụ như IRFxxx thì có thể…tèo ngay lập tức nếu không cân nhau và sẽ méo rất nhiều khi mắc song song nếu 2 con không cân nhau. Con TDA7294 mặc dù là loại Depletion (thay vì Enhancement) có khả năng bias (VGS) điện thế âm đến điện thế dương để tránh bị bi trục trặc về vấn đề Vthrehold (Vth, điện thế phân cực VGS khi MOSFET bắt đầu dẫn dòng từ Drain đến Source) của Enhancement MOSFET nhưng vẫn không phải là Lateral MOSFET nên phải cân nhau mới mắc song song được.
Các bác không ngờ là Pass Lab mỗi lần mua là khoảng cả vài ngàn con MOSFET IRFxxx trong cùng 1 lô sx mà đem về vẫn phải cân nhau riêng từ vài chục con một chua lắm nên lý do tại sao âm thanh hay mà giá thành phải cao như vậy. Một con MOSFET Pass Lab mua chỉ 1USD nhưng các bác hỏi mua là ổng quất 20USD 1 con như chơi.
Lateral MOSFET (2SK1058) không bị tăng phân cực khi nhiệt độ lên cao . TDA7294 không dùng Lateral MOSFET nên phải dùng mạch canh dòng phân cực bằng 1 con so sánh giống OPAMP (Comparator) cho mỗi con DMOS nếu không là nó sẽ dễ tèo lắm.
Lateral MOSFET(2SK1058) ít méo hơn Veritcal MOSFET. Nếu dùng mạch thoát Source(Source Follower) thì giảm được méo rất nhiều vì do hồi tiếp âm toàn phần của nó. Xui cho TDA7294 là dùng DMOS nên nó rất khó làm DMOS kênh ngược (P channel) mà phải dùng hoàn toàn kên xuôi (N channel). Vấn đề này tạo ra méo rất nhiều của nó vì không đối xứng nên để cân nhau nó phải dùng mạch boostrap (hồi tiếp) để cân 2 bán kỳ với nhau đồng thời xài rất nhiều hồi tiếp toàn mạch (40dB) để giảm méo và tăng damping factor.
Trên đây chỉ là xxx ý riêng của em. Em không có ý gì ngăn cản các bác không làm úp thìa con TDA7294 mà chỉ nêu ra vấn đề kỹ thuật lẫn thắc mắc và kinh nghiệm của cá nhân em không thôi. Quan trọng là các bác thích và làm là các bác vui vẻ mà các bác vui vẻ là em và có lẻ cả forum này sẽ vui lây nữa.
Chúc các bác dzui dze? và không bị nhức đầu bởi bài viết của em.
Nguồn VNAV
Leave a Reply