GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ DAT (DIGITAL AUDIO TAPE):
Digital Audio Tape (DAT hoặc R-DAT) là một lọai băng âm thanh được phát triển bởi SONY và được giới thiệu vào năm 1987. Trong lần xuất hiện đó loại băng này giống như một băng Compact Cassette, sử dụng băng từ có độ rộng 4 mm nằm trong một vỏ bảo vệ, kích thước bằng khoảng một nửa kích thước 73 mm x 54 mm x 10,5 mm. Như tên của băng cho ta thấy, việc ghi âm là kỹ thuật số chứ không phải là tương tự. Băng DAT có khả năng ghi âm ở tần số lấy mẫu cao hơn, bằng hoặc thấp hơn so với tần số lấy mẫu của một đĩa CD (tương ứng với 48, 44.1 hoặc 32 kHz) tại 16 bit lượng tử. Nếu băng DAT sao chép một nguồn kỹ thuật số thì sau đó nó sẽ tạo ra một bản sao chính xác, không giống như các phương tiện truyền thông kỹ thuật số khác như băng Cassette số DCC hoặc đĩa MiniDisc (không phải Hi-MD), cả hai loại này đều sử dụng hệ thống suy giảm dữ liệu (có mất mát dữ liệu).
Giống như hầu hết các định dạng băng video cassette, một băng DAT chỉ có thể được ghi và phát theo một chiều (không ghi/phát được chiều ngược lại), do vậy nó không giống như băng tương tự compact cassette.
Mặc dù được ra đời với dự định như là một sự thay thế cho các loại băng audio Cassette nhưng định dạng băng DAT đã chưa bao giờ được người dùng chấp nhận rộng rãi bởi các vấn đề về chi phí đắt đỏ và mối quan tâm từ ngành công nghiệp âm nhạc về các bản sao kỹ thuật số là không được phép. Tuy vậy định dạng này cũng có sự thành công vừa phải trong thị trường chuyên nghiệp như một phương tiện lưu trữ dữ liệu trong máy tính. Đến nay SONY đã ngừng sản xuất máy ghi/phát băng DAT mới do vậy việc tìm mua các đầu đọc băng DAT sẽ trở nên khó khăn hơn để phát các bản ghi âm được lưu trữ trong định dạng này, trừ khi chúng được sao chép sang các định dạng khác hoặc lưu trong ổ đĩa cứng máy tính.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ BĂNG DAT:
Công nghệ DAT rất giống với công nghệ chế tạo các máy ghi/phát Video trước kia. Công nghệ này cũng sử dụng đầu từ quay và quét xoáy ốc (helical) để ghi dữ liệu. Công nghệ này tránh cho các băng DAT bị người dung can thiệp vật lý như cắt, nối băng như băng cối analog hoặc băng hở (open reel) như các loại băng ProDigi, DASH.
Băng DAT tiêu chuẩn cho phép 4 phương thức lấy mẫu: 32 kHz ở 12 bits, 32 kHz, 44.1 kHz hoặc 48 kHz ở 16 bits. Tuy nhiên cũng có các máy ghi/phát băng DAT hoạt động nằm ngoài thông số tiêu chuẩn, cho phép ghi dữ liệu với tần số 96kHz ở 24 bit. Các máy phát đời đầu nhắm vào thị trường tiêu dùng nhưng không hoạt động ở tần số lấy mẫu 44,1kHz khi ghi do vậy chúng đã không thể được dùng để nhân bản ra đĩa CD. Vì có các tiêu chuẩn ghi âm khác nhau nhưng đều sử dụng cùng một loại băng, nên chất lượng của việc lấy mẫu có liên quan trực tiếp đến thời gian ghi âm – 32 kHz ở 12 bit sẽ cho phép sáu giờ ghi âm vào băng 180 phút, trong khi HHS sẽ chỉ ghi được 90 phút từ cùng một băng cùng loại. Bao gói trong dữ liệu tín hiệu là các mã phụ (subcodes) để chỉ ra điểm bắt đầu và kết thúc của các tracks hoặc bỏ qua toàn bộ một phần băng, điều này cho phép lập chỉ mục và giúp cho việc tìm kiếm các tracks được nhanh chóng. Việc ghi âm stereo hai kênh được hỗ trợ trong tất cả các tần số lấy mẫu và độ sâu bit, nhưng tiêu chuẩn R-DAT lại không hỗ trợ ghi âm 4 kênh tại tần số 32 kHz.
Băng DAT thường có độ dài từ 15 đến 180 phút, một băng 120 phút sẽ có chiều dài 60 mét. Các băng DAT có chiều dài hơn 60 mét thường có vấn đề cho các đầu ghi/phát băng DAT do vật liệu băng mỏng hơn. Đầu ghi/phát băng DAT hoạt động tần số lấy mẫu 48 kHz và 44,1 kHz tải băng ở tốc độ 8,15 mm/s. Đầu ghi/phát băng DAT hoạt động ở tần số lấy mẫu 32 kHz sẽ tải băng ở tốc độ 4,075 mm/s.
Các định dạng tiền nhiệm (Predecessor formats):
Băng DAT không phải là băng âm thanh kỹ thuật số đầu tiên. Phương pháp điều chế xung – mã (PCM) đã được sử dụng tại Nhật Bản bởi hãng DENON trong năm 1972 dùng cho lưu trữ băng gốc (mastering) và sản xuất các đĩa hát analog bằng cách sử dụng một máy ghi băng video 2-inch với định dạng 4 kênh, nhưng thiết bị này đã không được phát triển thành một sản phẩm tiêu dùng. Việc phát triển của DENON được đánh dấu bởi sự hợp tác với đài phát thanh truyền hình NHK của Nhật Bản, NHK đã phát triển máy ghi âm audio PCM có độ trung thực cao (high-fidelity) đầu tiên vào cuối những năm 1960. DENON sau đó tiếp tục phát triển máy ghi âm PCM của họ để sử dụng cho các máy video chuyên nghiệp như là các phương tiện lưu trữ, cuối cùng thì việc chế tạo các thiết bị 8 tracks cũng được sử dụng lại do các nhà sản xuất khác thực hiện. Một seri các bản ghi nhạc Jazz lại được sản xuất ở Mỹ tại New York là vào cuối những năm 1970.
Vào năm 1976, một định dạng băng audio kỹ thuật số khác cũng đã được phát triển bởi Soundstream, sử dụng băng cối (reel to reel) có độ rộng 1 inch (25,4mm) chạy trên một thiết bị ghi âm nhạc cụ sản xuất bởi Honeywell hoạt động như một hệ cơ (transport) kết nối với phần cứng mã hóa và giải mã audio số bên ngoài cũng do Soundstream thiết kế. Định dạng của Soundstream đã được cải tiến qua một vài nguyên mẫu, sau khi nó phát triển tỷ lệ lấy mẫu lên đến 50kHz ở 16bit thì dường như đã đạt chất lượng dùng cho ghi âm các bản nhạc cổ điển ở mức chuyên nghiệp. Khách hàng đầu tiên thời đó là các bản ghi âm cho hãng Telarc ở Cleveland bang Ohio Mỹ. Tháng 4 năm 1978, hãng Telarc có bản ghi âm của Holst Suites cho băng nhạc Fred Fennell và Cleveland Wind Ensemble đã là một phát hành mang tính bước ngoặt và mở ra kỷ nguyên ghi âm kỹ thuật số cho các hãng âm nhạc cổ điển của Mỹ. Hệ thống Soundstream sau đó cũng được hãng RCA(Radio Corporation of America), một hãng thu âm lớn của SONY tại Canada sử dụng.
Bắt đầu từ năm 1978, Hãng 3M giới thiệu định dạng của máy ghi âm audio kỹ thuật số của riêng hãng để sử dụng cho phòng thu (studio). Một trong những nguyên mẫu đầu tiên của hãng 3M đã được lắp đặt trong các phòng thu Sound 80 tại Minneapolis, Minnesota, Mỹ. Hệ thống này đã được sử dụng trong tháng 6 năm 1978 để hãng Aaron Copland ghi âm bản nhạc “Appalachian Spring” của dàn nhạc thính phòng St. Paul, thực hiện bởi Dennis Russell Davies. Bản ghi âm đó đã là bản ghi âm số đầu tiên giành được giải thưởng Grammy. Phiên bản sản xuất của các hệ thống băng chủ (Mastering) kỹ thuật số của hãng 3M đã được sử dụng vào năm 1979 để ghi lại tất cả các album nhạc rock dưới dạng kỹ thuật số, bài nhạc “Bop Till You Drop,” của Ry Cooder đã được thực hiện tại Xưởng phim Warner Brothers ở California.
Định dạng PCM định hướng người tiêu dùng đầu tiên sử dụng định dạng băng video (Beta và VHS) như là các phương tiện lưu trữ. Các hệ thống này sử dụng định dạng kỹ thuật số EIAJ, lấy mẫu ở tần số 44,056 kHz tại 14 bit. Còn hệ thống PCM-F1 của SONY ra mắt vào năm 1981 cũng bắt đầu đưa ra tùy chọn 16-bit. Các hệ thống khác cũng đã được tiếp thị bởi Akai, JVC, Nakamichi và một số hãng khác. Panasonic, thông qua bộ phận kỹ thuật của mình, một thời gian ngắn cũng đã bán một máy ghi âm kỹ thuật số kết hợp với một bộ chuyển đổi kỹ thuật số EIAJ cùng với một hệ cơ video VHS, SV-P100. Các máy này được bán trên thị trường bởi các công ty điện tử tiêu dùng cho người tiêu dùng, nhưng chúng rất đắt tiền so với băng cassette hoặc các đầu băng cối reel-to-reel thời đó. Chúng cũng đã làm cho các nhà ghi âm chuyên nghiệp phải trả tiền nhiều hơn cho thiết bị và một số bản phát hành chuyên nghiệp của các hãng cũng đã được các máy này ghi âm.
Bắt đầu từ đầu những năm 1980, hệ thống chuyên nghiệp sử dụng một bộ chuyển đổi PCM đã trở lên thông dụng như các định dạng băng gốc (mastering). Các hệ thống này số hóa tín hiệu âm thanh analog và sau đó giải mã các dòng dữ liệu kỹ thuật số cuối cùng thành tín hiệu video analog để một máy VCR(Video Cassette Recorder) thông thường có thể được sử dụng như một phương tiện lưu trữ.
Một trong những ví dụ quan trọng nhất của một hệ thống dựa trên bộ chuyển đổi PCM là hệ thống băng gốc (mastering) audio số PCM-1600 của SONY, được giới thiệu vào năm 1978. PCM-1600 sử dụng một máy VCR định dạng U-Matic làm hệ cơ, kết nối với phần cứng xử lý âm thanh kỹ thuật số bên ngoài. Nó (và các phiên bản sau này của nó như PCM-1610 và 1630) đã được sử dụng rộng rãi để sản xuất và làm băng gốc (mastering) cho một số các đĩa CD audio kỹ thuật số đầu tiên vào đầu những năm 1980. Khi đĩa CD đã được giới thiệu thương mại hóa vào năm 1983, các băng ghi trên hệ thống PCM-1600 đã được gửi đến các nhà máy sản xuất CD để sử dụng để làm đĩa gốc master cho việc in sao, nhân bản đĩa CD.
Các ví dụ khác như hệ thống dbx, Model 700 của hãng Inc’s tương tự như đĩa Super Audio CD ngày nay, sử dụng điều chế delta-sigma có tỷ lệ lấy mẫu cao hơn cả điều chế PCM; hệ thống PCM năm 1970 của Decca sử dụng một máy ghi băng video được sản xuất bởi JVC làm hệ cơ và máy ghi âm kỹ thuật số là X-80 của hãng Mitsubishi. Hệ thống sử dụng định dạng băng gốc mastering kỹ thuật số là loại băng hở (open reel) rộng 6,4 mm (¼ inch) và sử dụng tần số lấy mẫu rất không thông dụng là 50,4 kHz.
Đối với phòng thu chất lượng cao, tất cả các định dạng rất hiệu quả nêu trên đã trở nên lỗi thời trong đầu những năm 1980 bởi sự cạnh tranh của hai định dạng:
– Băng cối (reel-to-reel) với cụm đầu từ cố định chính là định dạng DASH của hãng SONY
– Máy ghi âm X-80 tiếp tục phát triển của Mitsubishi – sau này hệ thống đã được cải tiến để trở thành định dạng ProDigi (thực tế, một trong những máy ghi âm định dạng ProDigi đầu tiên X-86C của Mitsubishi cũng đã tương thích với băng ghi âm trên máy X-80 trước đó).
Cả hai định dạng sau này vẫn còn phổ biến như một sự thay thế cho ghi âm analog cho đến tận đầu những năm 1990, khi mà sự ra đời của các máy ghi âm bằng đĩa cứng đã làm cho chúng trở nên lỗi thời.
Giới thiệu công nghệ DASH (Digital Audio Stationary Head):
Công nghệ DASH (Digital Audio Stationary Head) là một công nghệ định dạng băng cối audio kỹ thuật số (reel to reel) được SONY giới thiệu vào đầu năm 1982. Định dạng này cho phép ghi đa tracks (multitrack) với chất lượng cao dùng để lưu trữ cho băng gốc (Mastering) trong các studio được SONY đưa ra để thay thế các phương pháp ghi âm analog thời đó. DASH có khả năng ghi âm 2 kênh audio trên băng cối có độ rộng ¼ inch; 24 hoặc 48 tracks trên băng cối ½ inch (13mm) và tối đa lên tới 14 inch. Dữ liệu được ghi trên băng là tuyến tính, đầu từ đứng im, điều này là đối nghịch với định dạng băng DAT khi mà dữ liệu được ghi trên đầu từ quay nghiêng (xoắn ốc) giống như của đầu Video Cassette Recorder – VCR.
Trong công nghệ DASH, dữ liệu audio được mã hóa PCM tuyến tính và sử dụng cơ chế sửa lỗi CRC(Cyclic Redundancy Check) cho phép người dùng can thiệp vật lý như cắt, nối băng như khi ta xử lý với băng analog và khi phát lại không bị mất tín hiệu. Trong máy ghi 2 tracks DASH Recorder, dữ liệu số được ghi lên băng thông qua 9 tracks: 8 tracks cho dữ liệu audio số, một track cho dữ liệu kiểm tra lỗi CRC, ngoài ra còn dự phòng cho 2 tracks tín hiệu analog tuyến tính và một track analog tuyến tính để mã hóa thời gian ghi.
Ưu điểm cơ bản nhất của bất kỳ phương tiện ghi âm kỹ thuật số nào đó là khả năng tái tạo bản ghi như bản gốc. Đó là lý do tại sao một số những ứng dụng đầu tiên của ghi âm kỹ thuật số lại là dữ liệu của các nhạc cụ và âm nhạc cổ điển. Đối với audio, không phải lúc nào cũng cần việc tái tạo các bản nhạc đúng gốc. Việc cân bằng tần số của bản tái tạo không đồng đều của các máy ghi âm analog hoặc khả năng ghi ở mức lớn hơn 0 dB (sản sinh ra méo mong muốn) lại thường xuyên được khai thác như là một lợi thế, ví dụ như âm thanh của tiếng trống trên băng analog thường nghe “dày” hơn. Các máy ghi âm DASH còn có một mạch đặc biệt gọi là mạch “nhấn” (Emphasis) để khắc phục vấn đề nhiễu (noise) của các bộ chuyển đổi analog sang digital và digital sang analog tại thời điểm khuếch đại các tần số cao trên thiết bị đầu cuối. Mạch này yêu cầu phải được giải nhấn “de-emphasis” trên thiết bị phát băng sau mạch DAC để tái tạo lại chính xác âm thanh. Trong khi trước đây, mạch “nhấn” được hất hết các thiết bị sử dụng và dĩ nhiên nó cũng tạo ra một âm hình riêng nhưng càng ngày nó càng được ít sử dụng.
Có 3 họ máy ghi âm DASH Recorder được SONY và STUDER sản xuất với một chút ít khác biệt như sau:
Hình ảnh một số thiết bị DAT cổ xưa
Thiết bị 2 tracks: PCM-3402, PCM-3202
Thiết bị 24 tracks: PCM-3324, PCM-3324A, PCM-3324S
Thiết bị 48 tracks: PCM-3348, PCM-3348HR, và Studer D820 and D827
Hãng TASCAM còn sản xuất thiết bị DASH recorder 24-tracks, DA-800/24.
Công nghệ âm thanh ProDigi:
Công nghệ âm thanh ProDigi của hãng Mitsubishi là một định dạng băng cối audio kỹ thuật số (reel to reel) chuyên nghiệp. Trong kỹ thuật này của Mitsubishi, đầu từ là đứng yên giống như cụm đầu từ audio kỹ thuật số của SONY. Từ giữa những năm 1980 cho đến đầu năm 1990 hai định dạng này của SONY và Mitsubishi đã cạnh tranh mạnh với nhau. Với kỹ thuật này Audio được ghi dưới dạng số hóa một cách tuyến tính trên băng từ và được bảo vệ bởi cơ chế sửa lỗi có tên gọi: kiểm tra tính dư thừa dữ liệu tuần hoàn CRC (Cyclic Redundancy Checks) để đảm bảo tính toàn vẹn của tín hiệu kể cả khi dữ liệu bị mất trong khi phát. Các máy ghi/phát theo công nghệ ProDigi có thể là các loại: 2 tracks – sử dụng băng từ ¼ inch; loại 32 tracks – sử dụng băng từ 1 inch và phiên bản loại 16 tracks sử dụng băng từ ½ inch. Tất cả các máy theo công nghệ này đều yêu cầu sử dụng băng từ hạt kim loại (metal).
R-DAT and S-DAT (DCC)
Cơ chế hoạt động của máy ghi/phát băng DAT phức tạp và chi phí chế tạo đắt hơn nhiều so với cơ chế hoạt động của máy ghi/ phát băng compact cassette analog do phải bố trí đầu từ quay nghiêng đọc dữ liệu. Do vậy hai hãng Philips và Panasonic đã hợp tác phát triển một hệ thống ghi âm băng từ kỹ thuật số (DCC) được coi là đối thủ với các đầu ghi/phát băng DAT. Máy ghi/phát DCC có cơ cấu đầu từ cố định và vẫn dựa trên cơ chế vận hành của băng analog compact cassette cũ. Các máy ghi/phát băng DCC có giá thành rẻ hơn và cơ cấu cơ khí đơn giản hơn máy ghi/phát băng DAT. Nhưng kỹ thuật DCC đã không tạo ra được các bản sao kỹ thuật số hoàn hảo bởi nó sử dụng một kỹ thuật nén có tổn hao dữ liệu được gọi là PASC (việc nén có tổn hao là cần thiết để giảm tỷ lệ dữ liệu đến một mức độ mà một đầu từ cố định có thể xử lý được). Công nghệ DCC chưa bao giờ là đối thủ cạnh tranh được với công nghệ DAT trong các phòng Studio bởi vì công nghệ DAT đã được chuẩn bị và công bố cùng một lúc với định dạng MiniDisc của Sony (có khả năng biên tập và truy cập ngẫu nhiên), nhưng Minidisc lại không thành công với người tiêu dùng. Tuy vậy kỹ thuật DCC cũng đã chứng minh được rằng các bản ghi âm kỹ thuật số chất lượng cao vẫn có thể đạt được với một cơ chế hoạt động đơn giản hơn, có giá thành rẻ hơn, sử dụng các đầu từ cố định.
Cơ cấu phức tạp của đầu đọc băng DAT
Cuộc vận động chống lại kỹ thuật DAT:
Cuối những năm 1980, Hiệp hội công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA) đã không thành công trong cuộc vận động chống lại sự ra đời của các thiết bị ghi/phát băng DAT vào Mỹ. Ban đầu, tổ chức này đe dọa sẽ có những hành động pháp lý chống lại bất kỳ nhà sản xuất nào bán máy ghi/phát băng DAT vào nước Mỹ. Sau đó tìm cách áp đặt các hạn chế trên các máy ghi/phát băng DAT để ngăn cản các máy này được sử dụng để sao chép các đĩa LP, CD và các băng cassette gốc. Một trong những nỗ lực này là đạo luật mã sao chép cho máy ghi âm kỹ thuật số năm 1987 (được giới thiệu bởi Thượng nghị sĩ Al Gore và Dân biểu Waxman), được cổ súy bởi Walter Yetnikoff chủ tịch hãng ghi âm CBS Records. Theo đạo luật này thì các máy ghi băng DAT phải có một con chip để phát hiện sự sao chép bản ghi với một bộ lọc notch, điều này có nghĩa là các bản nhạc gốc có bản quyền âm nhạc dù là analog hay kỹ thuật số trên LP, cassette hay DAT cũng sẽ bị biến dạng âm thanh do các bộ lọc notch áp dụng bởi các nhà xuất bản tại thời điểm băng gốc được sản xuất hàng loạt. Cục tiêu chuẩn quốc gia của Mỹ trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đạo luật nêu trên là không hiệu quả trong việc ngăn chặn việc sao chép.
Sự đối đầu này của CBS Records đã được giải quyết sau khi SONY, nhà sản xuất thiết bị DAT đã mua lại hãng CBS Records vào tháng giêng năm 1988. Vào tháng sáu năm 1989, một thỏa thuận đã đạt được, RIAA đã nhượng bộ chấp nhận một đề nghị thực tế hơn từ các nhà sản xuất với Quốc hội rằng pháp luật được ban hành yêu cầu các nhà sản xuất phải tích hợp hệ thống quản lý bản sao nối tiếp trong các máy ghi âm để ngăn chặn việc sao chép kỹ thuật số. Yêu cầu này đã được ban hành như là một phần của đạo luật Audio Home Recording năm 1992, luật này cũng áp đặt thuế cho các máy ghi băng DAT và băng DAT trắng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp máy tính đã vận động thành công để máy tính cá nhân không phải chịu tác động của đạo luật này, thiết lập một thời kỳ sao chép tiêu dùng khổng lồ băng đĩa có bản quyền trên các vật liệu như CD ghi được, hệ thống chia sẻ các tập tin máy tính như Napster, những tác động này đã làm suy yếu ngành công nghiệp ghi âm.
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA THIẾT BỊ VÀ BĂNG DAT:
Đối với ngành công nghiệp ghi âm chuyên nghiệp:
Công nghệ ghi âm DAT đã được sử dụng một cách chuyên nghiệp trong những năm 1990 của ngành công nghiệp ghi âm chuyên nghiệp. Nó được sử dụng như một phần của dây chuyền sản xuất hoàn toàn bằng kỹ thuật số mới nổi thời đó. Nó cũng bao gồm cả các máy ghi âm đa tracks kỹ thuật số và bàn trộn kỹ thuật số được sử dụng để tạo ra một bản ghi âm hoàn toàn kỹ thuật số. Trong cấu hình này, nó cho phép giữ được âm thanh số từ bộ chuyển đổi AD đầu tiên sau bộ tiền khuếch đại micro cho đến khi nó là một đĩa nhạc CD trong máy nghe nhạc CD.
Album nhạc Real Life của ban nhạc rock Scotland Simple Minds phát hành bởi Virgin Records là album đầu tiên phát hành thương mại, được ghi trước trên băng DAT. Nhưng nó đã được phát hành với số lượng rất nhỏ, do vậy nó đã trở thành hàng hiếm đối với các nhà sưu tập. Một số album khác từ nhiều hãng thu âm cũng đã được phát hành, ghi trước trên băng DAT trong những năm đầu tiên của sự tồn tại định dạng này, với số lượng nhỏ nhưng rất tốt.
Đối với người dùng phổ thông và gia đình:
Công nghệ ghi âm băng DAT đã được những người ủng hộ dự kiến như là định dạng kế thừa thay thế cho băng nhạc cassette analog (tương tự) cũng giống như các đĩa CD là sự kế thừa cho các bản ghi âm đĩa nhựa LP. Nó đã được bán rất chạy ở Nhật Bản, nơi các cửa hàng âm thanh dành cho người dùng cao cấp High End đã cung cấp rất nhiều băng và đầu ghi/phát băng DAT cho các cửa hàng vào những năm 2010, kể cả các cửa hàng đồ cũ second hand. Nói chung thời đó rất có nhiều lựa chọn cho việc lựa chọn, sở hữu các máy ghi/phát băng DAT. Tuy nhiên, tại các quốc gia khác, công nghệ này là chưa bao giờ được thương mại hóa và phổ biến như đĩa CD hoặc băng cassette. Đầu ghi/phát băng DAT là khá đắt đỏ so với một vài định dạng ghi âm thương mại khác đang tồn tại thời đó. Trên toàn cầu, ngày đó công nghệ ghi âm băng DAT vẫn còn được phổ biến trong một thời gian để chế tạo và kinh doanh các bản ghi âm nhạc sống trước khi các đầu ghi đĩa CD xuất hiện và thắng thế.
Đối với việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính:
Loại băng DAT dùng cho lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ
Ban đầu, định dạng băng DAT được thiết kế sử dụng cho audio, nhưng thông qua tiêu chuẩn ISO về lưu trữ dữ liệu số (Digital Data Storage), chúng đã thích ứng cho việc lưu trữ dữ liệu nói chung. Với một băng DAT có khả năng lưu trữ 1,3 đến 80GB dữ liệu trên một băng DAT dài 60 đến 180 mét tùy thuộc vào tiêu chuẩn và độ nén. Nó là một phương tiện lưu trữ truy cập tuần tự và thường được sử dụng để sao lưu dữ liệu cho các máy chủ. Do có yêu cầu là cao hơn đối với dung lượng và tính toàn vẹn trong sao lưu dữ liệu, một băng DAT dùng cho máy tính đã được giới thiệu, nó được gọi là băng lưu trữ dữ liệu số DDS (Digital Data Storage). Mặc dù về mặt chức năng loại băng này tương tự như băng DAT dùng cho audio, nhưng chỉ có một số ổ đọc băng DDS và DAT (đặc biệt là những ổ được sản xuất để lưu trữ dữ liệu cho máy trạm SGI) là có khả năng đọc được dữ liệu âm thanh từ băng DAT. Các ổ đọc băng SGI DDS4 sau đó đã không còn được sản xuất để hỗ trợ đọc âm thanh từ băng DAT nữa.
PHỐI GHÉP THIẾT BỊ ĐẦU DAT RECORDER VỚI HDD PLAYER ĐỂ CHƠI NHẠC LOSSLESS:
Việc chơi nhạc Lossless dùng đầu DAT cũng giống hệt như việc phối ghép sử dụng thiết bị MD. Các đầu chơi băng DAT hầu như đều có các ngõ vào số đồng trục (COAXIAL), cổng quang (OPTICAL) hoặc cả hai ở phía sau thiết bị như hình dưới đây:
Để đấu nối ta nối cổng đồng trục (COAXIAL) hoặc cổng quang (OPTICAL) ra của đầu HDD Player đưa vào đầu vào tương ứng trên đầu DAT.
Tín hiệu audio số PCM từ đầu HDD Player sẽ được đưa sang thiết bị đầu DAT giải mã ra tín hiệu 2 kênh Stereo để đưa ra đầu ra analog phía sau thiết bị DAT.
Từ đầu Analog ra của thiết bị DAT sẽ được đấu nối tới đầu vào của Amply để sẵn sàng khuếch đại
Đối với một số đầu DAT (như các model của hãng SONY) để đưa ra tín hiệu analog ta không phải dùng băng DAT mồi mà chỉ cần nhấn phím REC trên mặt máy để làm chức năng DA đưa ra tín hiệu analog để đưa tới amply.
Chất lượng tín hiệu phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng DAC của đầu DAT. Trên thực tế với các đầu DAT có rất nhiều loại từ hàng khủng (Professional) cho tới hàng dân dụng đều cho ra chất lượng khá tốt trong tầm giá.
Về chất lượng phát băng DAT chỉ có thể nói là TUYỆT VỜI, nếu cùng nguồn nhạc từ CD ta ghi qua băng DAT bằng cổng số phía sau máy, sau đó phát lại bằng đầu và băng DAT, kết quả sẽ cho hay hơn hẳn bạn chơi trên CD với cùng thiết bị khuếch đại và loa. Nghe thì rất lạ tai nhưng với những người đã chơi băng và đầu DAT thì đây lại là một sự thật – Các bạn hãy thử xem….
MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐẦU ĐỌC BĂNG DAT CÓ MẶT TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM:
THIẾT BỊ ĐẦU DAT HẠNG CHUYÊN NGHIỆP (HÀNG KHỦNG):
Đầu DAT SONY PCM-7040 – thiết bị chuyên nghiệp trong các Studio
Đầu DAT SONY PCM-2700 – thiết bị chuyên nghiệp trong các Studio
Đầu DAT SONY DTC-2000 – thiết bị chuyên nghiệp trong các Studio
Đầu DAT SONY PCM-R500 – thiết bị chuyên nghiệp trong các Studio
Đầu DAT TASCAM DA-45HR – thiết bị chuyên nghiệp trong các Studio
THIẾT BỊ ĐẦU DAT HẠNG DÂN DỤNG:
Đầu DAT SONY DTC-57ES – thiết bị chơi băng DAT gia dụng
Đầu DAT SONY DTC-77ES – thiết bị chơi băng DAT gia dụng
Đầu DAT SONY DTC-A8 – thiết bị chơi băng DAT gia dụng
Đầu DAT SONY DTC-ZA3ES – thiết bị chơi băng DAT gia dụng
Leave a Reply