Năm 1949, Paul Klipsch – một cao thủ làm loa Hoa Kỳ tung ra thị trường chiếc Klipschorn. Bộ loa Klipshorn này là một cách tân thực sự của dòng loa gia dụng, lần đầu đạt được hiệu suất rất cao của củ loa trầm có lắp kèn mà độ sâu tiếng bass vẫn tốt. Vấn đề mà Klipsch phải xử lý là, họng kèn cho loa trầm cần phải có chiều dài khá lớn để có thể tái tạo các âm trầm sâu hiệu quả. Nếu làm kèn thẳng thì để trong nhà rất vướng nên Klipsch đã cải tiến bằng cách gấp kèn nhiều lần ngược về sau trong một thùng chứa tương đối nhỏ, để cuối cùng âm trầm thoát ra ở một góc phòng. Lợi dụng 2 bức tường góc phòng sẽ đóng vai trò miệng loa nối tiếp của chiếc kèn trầm để tạo ra một chiều dài hữu hiệu, có khả năng tái tạo độ sâu âm trầm tới 35Hz.
Chiếc Klipschorn nhanh chóng được công nhận là một sản phẩm đột phá, và ngay sau đó, nhiều hãng sản xuất loa phát triển phiên bản của riêng mình dựa trên ý tưởng thiết kế này. JBL cũng không ngoại lệ, cần phải cạnh tranh với Klipsch, và đã đã quyết định chế tạo một chiếc loa kèn đặt ở góc phòng theo thiết kế của riêng mình và thế là chiếc Hartsfield ra đời.
Kỹ sư William Hartsfield được JBL thuê phụ trách dự án này, vì JBL được biết ông ta rất có tiếng tiếng trong giới đóng loa tự chế tại địa phương. Ông đã từng chính mình thiết kế làm ra chiếc loa kèn đặt ở góc phòng dùng cho gia đình. Vì thế JBL coi việc mời William Hartsfield là người phù hợp nhất để phát triển thiết kế thùng loa để góc nhà.
Loa Klipschorn, mặc dù được coi là sản phẩm đột phá, cũng có những khuyết điểm như tiếng bass không thật sâu, đặc biệt, nó sử dụng củ loa nén khổ nhỏ (họng kèn 1 inch) mà với điểm cắt tần khá thấp tại 400 Hz dẫn đến tiếng trung trầm không khò khè như ý muốn. Thêm vào đó, thùng loa Klipschhorn được cho rằng thiếu độ vững chắc, dẫn đến những cộng hưởng không mong muốn.
JBL quyết định bộ loa của họ sẽ phải “vượt qua” Klipschorn và sẽ là sản phẩm tuyên ngôn đẳng cấp của JBL trên thị trường.
Hartsfield được dùng những linh kiện có thể nói rằng tốt nhất từng được chế tạo vào thời đó: củ bass 150-4C, củ mid – high 375 và bộ phân tần N500. Củ kèn 375, với diapharm 4 inch và họng kèn to 2 inch của nó sẽ xuống tới 500Hz mà không gặp vấn đề gì, trung âm sẽ rất hay. Thùng sẽ được làm bằng nguyên liệu nặng, và được giằng một cách chắc chắn để giảm thiểu bất kỳ sự cộng hưởng không mong đợi nào. JBL lại chế ra một hệ thống tán âm, còn gọi là thấu kính âm thanh tuyệt kỹ nhất phù hợp với chiếc kèn mới có vành dạng hàm mũ, cho âm thanh phân tán rộng và đều.
Một điều ít người biết về Hartsfield là nó có tới hai bộ linh kiện có thể lắp được vào thùng loa này. Bên cạnh bộ linh kiện mã số 085 phổ thông, gồm củ loa 150-4C và 375, còn có hệ thống mã D30208 sử dụng duy nhất một củ loa D208 kích thước 8 inch (20cm). D208 được lắp hướng ra phía trước với họng kèn H208, trong khi thùng loa kèn gấp phía sau đóng vai trò hướng âm trầm phía sau cho củ loa. Mục đích của JBL là đưa ra một hệ thống loa Hartsfield với chi phí giảm. Tiếc thay, việc lắp 1 của loa trị giá 25 USD rẻ tiền vào thùng Hartsfield đã mang lại thất bại thảm hại. trong suốt 1 năm trời, hầu như không bán được bộ loa Hartsfield 208 nào, và bộ loa 208 này đã bị ngừng sản xuất sau một năm.
Chiếc Hartsfield dùng 150-4C và 375 thì ngay lập tức nhận được sự ca ngợi trên thị trường sau khi ra mắt, mà đỉnh điểm là hai bài báo năm 1955. Bài báo đầu tiên, đăng trên tạp chí High Fidelity, tuyên bố “trong tất cả các loa có nguồn gốc từ chiếc Klipsch, chiếc Hartsfield của Lansing ưu việt hơn hẳn”. Bài báo thứ hai, trên tờ LIFE đã gọi Hartsfield là “chiếc loa đáng mơ ước nhất”, vượt qua mọi sản phẩm trên thị trường.
Chủ tịch của JBL vào năm 1954, ông William Thomas, đã mô tả mẫu loa Hartsfield là “hệ thống loa mà chúng tôi luôn mong muốn chế tạo ra với những thành phần tốt nhất từng có dành cho những người nghe nghiêm túc” (sau này người nghe nghiêm túc có thể được gọi là audiophile).
Mô tả quá trình đằng sau việc tạo ra Hartsfield, vị Chủ tịch JBL chia sẻ thêm: “Hầu hết những người sở hữu và đánh giá cao thiết bị tái tạo âm thanh tốt đều rất mong chờ ngày mà họ có thể lắp ráp một hệ thống không giới hạn theo đúng cách họ nghĩ nên làm. Một cách định kỳ, một nhà sản xuất cũng có được cảm giác tương tự. Khoa học về âm học đã cung cấp cho chúng ta những nguyên tắc cơ bản cho phép mọi người có thể đạt được sự tái tạo chính xác âm thanh. Vấn đề chỉ là kết hợp các phương pháp này vào một thiết kế hệ thống, và sau đó xử lý mọi rắc rối cần thiết để xây dựng một hệ thống chính xác theo thiết kế”.
Nhờ Hartsfield , doanh thu của JBL tăng lên hơn 50% trong ba năm tiếp theo.
Leave a Reply