Độ nhạy của loa 

Độ nhạy của loa là gì? Ý nghĩa của độ nhạy

Định nghĩa độ nhạy

Độ nhạy là một thông số kỹ thuật của loa phản ánh độ lớn của âm thanh mà thiết bị phát ra. Có thể hiểu một cách đơn giản, độ nhạy chính là thông số nhằm giúp ta biết được khả năng loa kêu to đến đâu. Khi xét trong cùng một môi trường định mức tiêu chuẩn và trong cùng một mức điện áp đầu vào.

Độ nhạy của loa được đo bằng đơn vị Decibel, viết tắt là dB. Bất kỳ một thiết bị loa nghe nhạc nào cũng đều có độ nhạy. Độ nhạy ở các sản phẩm loa khác nhau, sẽ khác nhau.

Ý nghĩa độ nhạy

Độ nhạy cực kỳ quan trọng trong các thiết bị loa. Nó có tác dụng ảnh hưởng đến âm lượng có thể phát ra. Độ nhạy của sản phẩm càng lớn thì âm thanh càng to.

Hiện nay, các mẫu loa trên thị trường có độ nhạy khoảng 80 – 90 dB, mức trung bình là 87 dB. Có thể thấy khoảng cách giữa 80 dB và 90 dB không lớn. Tuy nhiên loa có độ nhạy ở 90 dB lại cho âm lượng gấp đôi ở 80 dB.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, nếu chọn mua loa có độ nhạy cao thì amply cần có công suất thấp. Ngược lại, nếu độ nhạy của loa thấp thì amply phải có công suất cao. Bởi vì độ nhạy giữa amply và loa có mối quan hệ tương phản đặc biệt.

Độ nhạy của loa bao nhiêu là tốt?

Tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu giải trí mà bạn sử dụng loa với độ nhạy cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến công suất của các thiết bị amply nhà mình để có thể đưa ra quyết định phối ghép hợp lý.

Hiện nay trên thị trường, các thiết bị loa đều được cấp điện áp đầu vào tiêu chuẩn là 2,83V. Và dao động trong khoảng 80 – 90 dB. Bạn có thể tham khảo thông số về độ nhạy sau:

  • 90 dB trở lên: độ nhạy của loa tốt.
  • 88 dB: độ nhạy của loa trung bình.
  • 80 dB: độ nhạy của loa kém.

Cách kiểm tra độ nhạy của loa đơn giản, chính xác

Cách kiểm tra độ nhạy

Có nhiều cách để kiểm tra độ nhạy của loa. Tuy nhiên, cách kiểm tra độ nhạy của loa đơn giản nhất và thường được các nhà sản xuất loa sử dụng là đặt loa trong môi trường tiêu chuẩn. Đặc biệt môi trường đó phải có khả năng tiêu âm hoàn toàn.

Bạn cần bố trí micro trước loa khoảng 1m – 2m. Và bạn phải chú ý là khoảng cách giữa loa và micro phải bằng nhau.

Lưu ý khi kiểm tra độ nhạy

Vị trí đặt micro cũng cần có độ chính xác cao. Ví dụ với trường hợp loa 3 đường tiếng thì bạn cần đặt micro ở vị trí giữa loa tweeter và loa Mid. Còn đối với loa 2 đường tiếng thì bạn nên đặt micro ở giữa loa Tweeter và loa Mid hoặc loa Woofer. Bằng cách đó, bạn có thể biết chính xác độ nhạy của loa.

Độ ồn của micrô nhận được được so sánh với giá trị tham chiếu. Cường độ âm thanh quy định là đơn vị thanh áp tối thiểu.

Hướng dẫn đọc độ nhạy của loa

Sau đó bạn đọc độ nhạy của loa theo ví dụ sau. Giả sử điện áp đầu vào tiêu chuẩn là 2,83 volt, được hiểu là 1 watt nếu loa được “đánh” với amp ở mức trở kháng 8 ohm. Công suất đầu ra của loa tính bằng watt được tính bằng công thức bình phương điện áp/trở kháng. Trong trường hợp này là: 2,832 / 8 = 8,0089/8 =1 (W).

Nếu trở kháng là 4 ohm thì công suất sẽ là 2 watt. Bây giờ hãy quan sát decibel (dB) được đo tại micrô hoặc máy đo SPL. Đó chính là độ nhạy của loa.

Với một mức công suất đầu vào nhất định, độ nhạy của loa càng cao thì âm thanh của loa sẽ càng to. Ví dụ, một số loa có độ nhạy chỉ khoảng 81 dB. Tức là với 1 watt điện đầu vào, loa chỉ phát ra âm lượng ở mức vừa phải. Lý do là nếu bạn muốn âm lượng đầu ra tăng lên sau mỗi 3 dB, bạn cần tăng gấp đôi công suất đầu vào. Nghĩa là, nếu bạn muốn cường độ âm thanh 84 dB, bạn sẽ cần 2 watt đầu vào. Cứ như vậy, nếu bạn muốn âm thanh 102 dB, bạn cần 128 watt cho loa.

Có nên tăng độ nhạy của loa không?

Hầu hết, các nhà sản xuất đều không tăng độ nhạy của loa lên mức cao nhất. Nếu bạn tăng độ nhạy của loa lên quá cao nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều thông số kỹ thuật khác trong thiết bị.

Chẳng hạn như, màng loa trong loa siêu trầm có khả năng linh động, nhạy bén, nhưng bạn tăng độ nhạy loa lên quá cao sẽ khiến âm thanh dễ bị méo dạng và dễ lại giảm tuổi thọ thiết bị. Độ nhạy của loa còn liên đến công suất hoạt động của amply như đã nói ở trên.

Hầu hết, các nhà sản xuất đều không tăng độ nhạy của loa lên mức cao nhất


Những lưu ý hiểu sâu hơn về độ nhạy của loa

Sự chênh lệch giữa các độ nhạy của loa

Độ nhạy của loa thường dao động trong khoảng 80 – 90 dB, chúng có sự chênh lệch thực sự rất lớn. Đối với loa có độ nhạy là 80 dB sẽ có âm lượng phát ra nhỏ gấp hai lần đối với loa có độ nhạy 90 dB. 

Tuy nhiên, nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng mức độ này sẽ không ảnh hưởng đến kể. Chính vì vậy, khi mua loa, bạn cần lưu ý và tìm hiểu kỹ về những thông số kỹ thuật có trên thiết bị, nhằm có sự chọn lựa phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Độ nhạy của loa thường dao động trong khoảng 80 - 90 dB, chúng có sự chênh lệch thực sự rất lớn

Một số lưu ý về độ nhạy của loa

Có nên tăng độ nhạy của loa không?

Hầu hết các nhà sản xuất không tăng độ nhạy của loa lên mức cao nhất. Nếu bạn tăng độ nhạy của loa quá cao sẽ ảnh hưởng đến nhiều thông số kỹ thuật khác trong máy.

Chẳng hạn, màng loa ở loa siêu trầm linh hoạt và nhạy bén. Nhưng nếu tăng độ nhạy của loa lên quá cao sẽ khiến âm thanh bị méo. Không chỉ vậy còn dễ làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Đặc biệt độ nhạy của loa cũng liên quan đến công suất hoạt động của amply như đã đề cập ở trên

Phân biệt hiệu suất và độ nhạy của loa

Nhiều người chơi âm thanh thường nghe nói về “độ nhạy” và “hiệu suất”. Thế nhưng về mặt kỹ thuật thì hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau.

Về mặt khái niệm, chúng đều thể hiện hiệu quả hoạt động của loa. Về mặt kỹ thuật hiệu suất thể hiện % công suất đầu vào được chuyển đổi thành công suất âm thanh. Thông thường, năng lượng đầu vào được chuyển thành nhiệt, không phải âm thanh. Hiểu được hiệu suất rồi thì sẽ biết được độ nhạy và ngược lại.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*