Lịch sử phát triển JBL

JBL là một thương hiệu âm thanh nổi tiếng của Mỹ, được thành lập bởi James Bullough Lansing vào năm 1946. JBL chuyên sản xuất các loại loa và tai nghe cho thị trường gia đình và chuyên nghiệp. JBL thuộc sở hữu của Harman International Industries, một công ty con của Samsung Electronics.

Sự ra đời của thương hiệu JBL

JBL bắt đầu từ Lansing Manufacturing Company, một công ty do Lansing và đối tác Ken Decker thành lập vào năm 1927, chuyên sản xuất các loại loa cho radio. Sau khi Decker qua đời trong một vụ tai nạn máy bay vào năm 1939, công ty gặp khó khăn tài chính và bị Altec Service Corporation mua lại vào năm 1941. Lansing tiếp tục làm việc cho Altec Lansing cho đến khi hợp đồng của ông hết hạn vào năm 1946.

Vào năm 1945, người kỹ sư trẻ gốc Mỹ James Bullough Lasing đã rời khỏi Altec Lansing, và theo đuổi ước mơ xây dựng một thương hiệu âm thanh của riêng mình. Một năm sau đó, ông đã cho ra đời công ty sản xuất thiết bị âm thanh mang tên JBL (viết tắt của James Bullough Lasing).

Ra mắt vào thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp âm thanh, khi mà phim câm dần kết thúc để nhường chỗ cho những bộ phim có kèm âm thanh. Tận dụng cơ hội đó, JBL đã cho ra đời những dòng loa cho rạp chiếu phim. Và trong suốt 20 năm sau đó, JBL dần khẳng định được vị thế của mình trong lòng các tín đồ âm thanh bằng những sản phẩm đa dạng với chất âm trầm đặc trưng.

Trong những ngày đầu hình thành, các mẫu sản phẩm đầu tiên của hãng bao gồm loa 15 D101 và Treble D175 tuy nhiên chúng lại chỉ là những sản phẩm copy từ hãng Altec Lansing. Sản phẩm duy nhất mang dấu ấn thương hiệu JBL là D130 với trang bị Voice Coil 4-inch và nam châm Alnico V.

Dù là một kỹ sư giỏi nhưng James lại không phải là một doanh nhân tài ba. Những khoản nợ kéo dài khiến ông tự sát vào năm 1949. Sau đó công ty được chuyển cho Bill Thomas, người sau đó làm Phó giám đốc JBL. Trước đó Mr. Lansing đã chuyển khế ước $10,000, là khoản bảo hiểm nhân thọ của mình cho Công ty hưởng lợi, giúp Mr. Thomas tiếp tục vận hành JBL sau khi ông qua đời. Không lâu sau, Mr. Thomas đã mua lại 1/3 cổ phần JBL từ vợ của Lansing và trở thành chủ nhân duy nhất của Công ty. Bằng việc đem lại một sức sống mới và có những đầu từ đúng đắn, Mr. Thomas đã tạo nên thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt phi thường của công ty trong 2 thập kỷ tiếp theo dựa trên nền tảng JBL. Các mấ sản phẩm tiếp theo bao gồm trình điều khiển tần số cao 375 và xử lí âm cao đến 9kHz và 745 UHF (Ultra High Frequency).

Đầu những năm 1950, cụm từ hi-fi (high fidelity) dùng để chỉ những thiết bị âm thanh chất lượng cao đã xuất hiện nhiều hơn ở nước Mỹ. Thời điểm này, Thomas đã thuê nhà thiết kế công nghiệp William Hartsfield và cho ra sản phẩm cùng tên Hartfield đã trở thành một bước tiến lớn trong dòng lịch sử của JBL. Vào những năm 1960, JBL đã làm việc cùng Capitol Record (chủ quản của Beatles và Beach Boys) để phát triển các mô hình phòng thu. Hệ thống 4320 thành công đến tận ngày nay khi nó được đưa vào rất nhiều phòng thu chuyên nghiệp trên thế giới.

Hệ thống loa JBL Hartsfield chính là bắt đầu cho một truyền thống các sản phẩm dự án đầu bảng của JBL vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Đầu tiên, yêu cầu đặt ra là thiết kế chế tạo một sản phẩm gần với sự hoàn hảo nhất có thể. Khi đạt được mức độ đó, hãy tiếp tục làm cho nó tốt hơn.

Năm 1954, Hartsfield có ý nghĩa quan trọng ở chỗ nó không phải là đại diện cho công nghệ mới, mà là một cấp độ kỹ thuật sản xuất mới, theo tinh thần của phương pháp do ông James B. Lansing (nhà sáng lập thương hiệu) đã tiên phong rất lâu từ trước đó.

Chủ tịch của JBL vào năm 1954, ông William Thomas, đã mô tả mẫu loa Hartsfield là “hệ thống loa mà chúng tôi luôn mong muốn chế tạo ra với những thành phần tốt nhất từng có dành cho những người nghe nghiêm túc” (sau này người nghe nghiêm túc có thể được gọi là audiophile).

Mô tả quá trình đằng sau việc tạo ra Hartsfield, vị Chủ tịch JBL chia sẻ thêm: “Hầu hết những người sở hữu và đánh giá cao thiết bị tái tạo âm thanh tốt đều rất mong chờ ngày mà họ có thể lắp ráp một hệ thống không giới hạn theo đúng cách họ nghĩ nên làm. Một cách định kỳ, một nhà sản xuất cũng có được cảm giác tương tự. Khoa học về âm học đã cung cấp cho chúng ta những nguyên tắc cơ bản cho phép mọi người có thể đạt được sự tái tạo chính xác âm thanh. Vấn đề chỉ là kết hợp các phương pháp này vào một thiết kế hệ thống, và sau đó xử lý mọi rắc rối cần thiết để xây dựng một hệ thống chính xác theo thiết kế”.

William Thomas nhấn mạnh thêm: “Thật không dễ dàng, nhưng đó là cách Hartsfield được thực hiện”.

JBL Project Paragon

Mẫu Ranger-Paragon (D44000 Paragon) chính là hệ thống loa JBL Project thứ hai, được giới thiệu năm 1957 và là dự án nghiêm túc đầu tiên đối với một hệ thống loa phản xạ. Paragon đã tạo ra bước đột phá vào thời điểm đó – một khái niệm mới về định hình âm thanh nổi stereo. Và có thể nói JBL Paragon là hệ thống loa stereo dùng cho gia đình đầu tiên trên thế giới. Thời điểm ra mắt, Paragon cũng là mẫu loa đắt nhất trên thị trường Mỹ. Ngoài ra, Paragon là sản phẩm có vòng đời sản xuất dài nhất trong lịch sử của JBL, tới năm 1983 mới ngừng sản xuất và được thay thế bằng dòng sản phẩm kế nhiệm là Project Everest.

Về cơ bản, Paragon bao gồm hai hệ thống loa toàn dải độc lập được lắp đặt trong một thùng loa cong, đẹp mắt và rộng gần 2,7 mét. Thùng loa của Paragon được coi như một phần mở rộng của các bộ chuyển đổi âm. Về bản chất, hệ thống này có được “âm học tích hợp” của riêng nó. Trong nhiều khía cạnh, Paragon được cho là đã tiên lượng được sự phát triển của thiết kế loa sẽ diễn ra trong nhiều năm và thậm chí nhiều thập kỷ về sau đó.

Thập niên 60-70: Thời kỳ bùng nổ của JBL

Vào cuối những năm 60, JBL đã tạo ra một cú hit lớn với sản phẩm L100 – cặp loa bán chạy nhất mọi thời đại dù đã ra đời hơn 50 năm. L100 là một phiên bản tiêu dùng của loa JBL 4310, được sử dụng trong các phòng thu âm chuyên nghiệp. L100 có thiết kế đơn giản nhưng đẹp mắt, với mặt trước được bọc vải màu cam hoặc xanh lá. L100 cũng có chất lượng âm thanh xuất sắc, với âm trầm sâu, âm cao trong và âm trung rõ ràng.

L100 đã trở thành biểu tượng của thời đại, được sử dụng trong nhiều bộ phim, chương trình truyền hình và quảng cáo. L100 cũng được yêu thích bởi nhiều ngôi sao âm nhạc như Elton John, Pink Floyd và Led Zeppelin. L100 đã giúp JBL khẳng định được vị thế của mình trong ngành công nghiệp âm thanh và tạo ra một dấu ấn khó quên trong lòng người hâm mộ.

Vào năm 1969, JBL đã được mua lại bởi công ty Harman Kardon, một công ty âm thanh khác được thành lập bởi Sidney Harman và Bernard Kardon vào năm 1953 và trở thành 1 phần trong thương hiệu Harman Kardon.  

Từ đây, trong những thập niên 70 JBL đã tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm của mình. JBL đã tạo ra được nhiều sản phẩm đặc trưng với thiết kế độc đáo như JBL Century Gold, JBL Paragon và JBL Aquarius. Những sản phẩm này đều có thiết kế độc đáo và chất lượng âm thanh tuyệt vời thừa hưởng từ thương hiệu Harman Kardon. JBL cũng đã mở rộng thị trường sang các nước khác như Anh, Pháp, Đức và Úc.

Vào năm 1969, William Thomas đã bán lại JBL cho Sidney Harman – ông chủ của công ty Harman Kardon và đổi tên thành Harman International Industries với Arnold Wolf giữ chức vụ chủ tịch của JBL. Cũng trong năm này, các mô hình 4310 và 4311 sử dụng trong loa L100 trở nên vô cùng phổ biến và là mẫu loa bán chạy nhất trong những năm 1970. Vào giữa thập niên 70, JBL phát triển công nghệ Symmetrical Field Geometry độc quyền và công nghệ Bi-Radial giúp cải thiện hiệu suất hoạt động của âm thanh. Trong nhiều thập kỉ, Sidney Harman tiếp tục dẫn dắt tập đoàn Harman Kardon và JBL đi lên không ngừng. Vào tháng 5 năm 2007, ông đã thuê Dinesh Paliwal về làm giám đốc điều hành của công ty. Trong khoảng thời gian từ đó đến nay, JBL vẫn giữ vững phong độ và cho ra đời rất nhiều sản phẩm phục vụ ngành biểu diễn âm nhạc.

Từ đây, trong những thập niên 70 JBL đã tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm của mình. JBL đã tạo ra được nhiều sản phẩm đặc trưng với thiết kế độc đáo như JBL Century Gold, JBL Paragon và JBL Aquarius. Những sản phẩm này đều có thiết kế độc đáo và chất lượng âm thanh tuyệt vời thừa hưởng từ thương hiệu Harman Kardon. JBL cũng đã mở rộng thị trường sang các nước khác như Anh, Pháp, Đức và Úc.

Thập niên 80-90: Thời kỳ đa dạng của JBL

Vào thập niên 80-90, JBL đã tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm của mình. JBL đã bắt đầu thâm nhập vào cuộc sống của giới trẻ thông qua những chiếc loa và tai nghe tiêu dùng, phù hợp để sử dụng cho mục đích cá nhân và gia đình. Từ khi bắt đầu sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, JBL luôn tập trung đến một mục tiêu duy nhất: tái tạo lại chính xác được các cung bậc của âm thanh.

Với nhiều cách khác nhau, JBL đã tạo nên được những sản phẩm đặc trưng với thiết kế thanh lịch, đầy tính thẩm mỹ cùng với âm thanh chuẩn sắc, sống động. Một trong số đó là loa JBL Control 1, được ra mắt vào năm 1985. Loa JBL Control 1 là loa nhỏ gọn, có thể treo tường hoặc để bàn, phù hợp cho nhiều không gian khác nhau. Loa JBL Control 1 có chất lượng âm thanh cao, với âm trầm mạnh mẽ và âm cao sáng.

Một sản phẩm khác cũng gây ấn tượng trong thập niên này là tai nghe JBL Synchros S700, được ra mắt vào năm 1989. Tai nghe JBL Synchros S700 là tai nghe có dây, có thiết kế sang trọng và chắc chắn. Tai nghe JBL Synchros S700 có chất lượng âm thanh tuyệt vời, với công nghệ LiveStage DSP giúp tái hiện âm thanh vòm giống như trong rạp chiếu phim.

Trong thập niên này, JBL cũng đã mở rộng thị trường sang các nước mới như Trung Quốc, Nga và Brazil. JBL cũng đã kết hợp với nhiều đối tác khác như Toyota, Ford và Chrysler để cung cấp hệ thống âm thanh cho các dòng xe hơi.

Vào thời gian đó, Sennheiser đã cho ra đời tai nghe Sennheiser Orpheus vào năm 1991, đây là tai nghe điện dung cao cấp nhất thế giới. Tai nghe Sennheiser Orpheus có thiết kế tinh xảo và sang trọng, với chất liệu gỗ và kim loại, Sennheiser Orpheus có chất lượng âm thanh tối ưu, với độ phân giải cao và độ méo tiếng thấp. Đây được xem là sự cạnh tranh rất lớn đến từ nhà Sennheiser, tạo nên bước đột phá để JBL xác định hướng đi sau này.

Khởi đầu JBL Project Everest

Năm 1986, JBL giới thiệu một hệ thống loa Project mới vẫn giữ lại cảm giác âm nhạc trọn vẹn của Paragon trong khi nâng cấp các đặc tính của nó bằng cách kết hợp sự phát triển và các tiến bộ liên tục trong 3 thập kỷ vào mọi khía cạnh của thiết kế. Đó chính là JBL Project Everest – phản ánh đỉnh cao những thành tựu của JBL mà nó đại diện. Nguyên bản ban đầu là Project Everest DD55000.

Lần đầu tiên, phần còn lại của chuỗi tái tạo âm thanh – chứ không phải củ loa hay các bộ chuyển đổi âm – sẽ quyết định các giới hạn về hiệu suất tổng thể tái tạo âm của hệ thống. Giống như Paragon và Hartsfield, Project Everest được xây dựng dựa trên công nghệ củ loa nén và các yếu tố xử lý định hình âm thanh nổi tinh tế hơn mức được coi là khả thi về mặt kỹ thuật trước đó.

Kể từ khi mẫu Project Everest ban đầu (DD55000) được giới thiệu, công nghệ thu âm và phát lại âm thanh đã trải qua một cuộc cách mạng với nhiều đổi mới tiến bộ. Với sự ra đời của đĩa CD, các tín hiệu thu âm rất khắt khe đã trở thành quy tắc chứ không còn là ngoại lệ. Nó như một nguồn chất liệu điển hình được phần lớn người đam mê âm thanh sử dụng và trở nên vượt trội so với chất liệu trình diễn tốt nhất chỉ vài năm trước đó. Về độ động tổng thể và độ đáp ứng tức thời, các bộ chuyển đổi âm tỏ ra yếu thế và một lần nữa trở thành một mắt xích tiềm ẩn yếu trong chuỗi tái tạo âm thanh cao cấp (high-end audio).

JBL Project K2 S9500 và Project K2 S5500

Chính trong bối cảnh này, JBL lại phải tiếp tục cải tiến và bắt đầu tạo ra các mẫu loa Project thứ 4 và thứ 5: mẫu Project K2 S9500 (năm 1989) và Project K2 S5500 (năm 1993). Như với mẫu Hartsfield, tính đơn giản của hệ thống loa 2 đường tiếng được xem là hướng thiết kế hứa hẹn nhất. Những tiến bộ trong thiết kế bộ chuyển đổi âm và căn chỉnh tần số thấp sẽ giúp xây dựng một hệ thống loa 2 đường tiếng có quy mô vật lý và âm học chưa từng có. Các kỹ sư JBL đã sử dụng các thành phần cốt lõi – bộ chuyển đổi âm tần số thấp và tần số cao – và tối ưu hóa chúng bằng cách thiết kế lại các cấu trúc từ tính, các màng nón và khung loa để đạt được độ tuyến tính, độ động cũng như độ đáp ứng tức thời cao hơn.

Trong những năm tiếp theo, sau khi giới thiệu K2 S9500 và K2 S5500, công nghệ tái tạo âm thanh lại trải qua một loạt thay đổi mang tính cách mạng khác, với sự ra đời của DVD-Video, Dolby Digital, DTS, DVD-Audio và Super Audio CS (SACD). Đáp ứng tần số lên tới 50kHz, cũng như các thông số kỹ thuật về dải động 3 chữ số hay tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu SNR (signal-to-noise ratio) đã trở nên phổ biến. Để tái tạo một cách trung thực các đặc tính âm thanh mạnh mẽ như vậy, loa cần phải trải qua những cải tiến mạnh mẽ đối với công nghệ bộ chuyển đổi âm, mạng tín hiệu và kết cấu thùng loa.

JBL Project K2 S9800

Được giới thiệu năm 2000, mẫu JBL Project K2 S9800 áp dụng thiết kế loa 3 đường tiếng, tích hợp củ loa nén UHF (ultrahigh-frequency) và họng kèn để tái tạo dải tần số siêu cao lên tới 50kHz. Với củ loa UHF kiểm soát dải tần số cao hơn, bộ chuyển đổi âm tần số cao (HF transducer) sau đó có thể được nâng cấp lên thiết kế mới sử dụng màng loa 75mm (3-inch) giúp cải thiện khả năng tái tạo tần số thấp hơn và phối hợp tốt hơn với loa trầm, so với mẫu cũ dùng màng loa 50mm (2-inch) trên các thế hệ trước. Cả hai củ loa nén mới này đều sử dụng màng loa bằng vật liệu Beryllium phát triển mới để đạt được độ méo thấp nhất và khả năng đáp ứng tần số phẳng nhất có thể.

Để tái tạo dải động cực cao nhằm đáp ứng cho các nguồn phát nhạc hiện đại hơn, một bộ chuyển đổi âm hoàn toàn mới lại được JBL phát triển từ nền tảng, sử dụng nam châm AlNiCo, một cuộn dây âm 100mm và một nón loa 380mm (15-inch). Nỗ lực thiết kế và việc áp dụng mở rộng các hỗ trợ kỹ thuật máy tính là cần thiết để phát triển hiệu chỉnh tối ưu các thông số trong Project K2 S9800. Kết quả thu được là một bước tiến đáng kể trong giải pháp tái tạo âm thanh tiên tiến nhất, với một hệ thống loa có độ nhạy cao hơn và dải động rộng hơn đã trở thành hiện thực mà không bị nén công suất hay biến dạng, thậm chí ngay cả ở các mức truyền động âm cực cao.

Thập niên 2000-2020: Thời kỳ đổi mới của JBL

Vào thập niên 2000-2020, JBL đã tiếp tục đổi mới và phát triển các sản phẩm của mình. JBL đã tận dụng sự phổ biến của các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng để tạo ra những sản phẩm âm thanh không dây, kết nối Bluetooth và Wi-Fi. Những sản phẩm này mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho người dùng, cho phép họ nghe nhạc ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Một trong số những sản phẩm không dây nổi bật của JBL là loa JBL Charge, được ra mắt vào năm 2013. Loa JBL Charge là loa di động, có thể kết nối Bluetooth với các thiết bị di động khác. Loa JBL Charge có thiết kế chống nước, chống va đập và có thể sử dụng làm pin sạc dự phòng cho các thiết bị di động. Loa JBL Charge có chất lượng âm thanh tốt, với âm trầm mạnh mẽ và âm cao sáng.

Một sản phẩm khác cũng gây chú ý trong thập niên này là tai nghe JBL Everest, được ra mắt vào năm 2015. Tai nghe JBL Everest là tai nghe không dây, có thể kết nối Bluetooth với các thiết bị di động khác. Tai nghe JBL Everest có thiết kế thoải mái và chống ồn. Tai nghe JBL Everest có chất lượng âm thanh xuất sắc, với công nghệ TruNote giúp điều chỉnh âm thanh theo hình dạng và kích thước của tai người dùng.

Vào năm 2016, Harman Kardon cùng với JBL và các thương hiệu âm thanh khác thuộc sở hữu của mình, đã được bán lại cho Samsung Electronics, một tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới. Samsung Electronics đã mua lại Harman Kardon với giá 8 tỷ đô la Mỹ, trong một thương vụ được coi là lớn nhất trong lịch sử của Samsung

JBL Project Everest DD66000

Sự phát triển của hệ thống loa Project Everest DD66000 được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập JBL (năm 2006) và cũng là hiện thực hóa tiềm năng được tạo ra bởi những bước đột phá tích lũy một quá trình tiến bộ dài trước đó. Đặc điểm trang nghiêm của Hartsfield, kỹ thuật xử lý gỗ chế tác thủ công đặc biệt của Paragon, “âm học tích hợp” coi thùng loa như một phần mở rộng của các bộ chuyển đổi âm và các công nghệ củ loa tiên tiến nhất được xây dựng từ hai thế hệ phát triển của Project K2 đều được dồn hết vào thử thách mới này để mở rộng các khả năng về âm học và điện tử trong mẫu Project Everest DD66000.

Dẫu rằng mang trong mình sức mạnh và sự tinh tế của Thế kỷ 21, Project Everest DD66000 vẫn là sự kết hợp giao thoa chặt chẽ giữa truyền thống và công nghệ. Nó phản ánh chuyên môn về thiết kế, vật liệu, kỹ thuật và sản xuất được phát triển ngày càng đổi mới qua gần 6 thập kỷ kinh nghiệm, là di sản độc quyền của một nhà chế tạo loa nổi tiếng hàng đầu thế giới – JBL.

JBL Project Everest DD67000

Dựa trên thành công vượt trội của Project Everest DD66000, năm 2013 JBL lại tiếp tục tạo nên bộ đôi Project Everest DD67000 và Everest DD65000, trong đó phiên bản DD67000 có một số nâng cấp giá trị hơn DD65000. Nhờ tiếp tục triển khai các cải tiến bổ sung đã giúp cho các mẫu loa này vượt xa hơn nữa so với tiêu chuẩn hiệu suất xuất sắc do hệ thống DD66000 đặt ra. Tuy nhiên về sau JBL chỉ còn duy trì mẫu Everest DD67000 thành công hơn.

Như một đại diện toàn vẹn nhất cho những gì tinh túy giá trị nhất trong di sản những mẫu loa JBL đỉnh cao nhất, Project Everest DD67000 được người chơi săn lùng khắp thế giới, một phần do hãng cũng sản xuất với số lượng hạn chế.

Everest DD67000 có thiết kế bên ngoài nhìn gần như tương đồng với DD66000, tuy nhiên một số nâng cấp quan trọng được thực hiện ở các chi tiết bên trong. Là hệ thống loa 3 đường tiếng, Everest DD67000 sử dụng 2 củ loa woofer 380mm (15-inch), dải cao và trung đáp ứng bằng củ loa nén 100mm (4-inch) màng Beryllium, đặc biệt là dải tần siêu cao đáp ứng bằng một củ loa 25mm (1-inch) màng Beryllium. Dải tần đáp ứng của loa đạt từ 29Hz tới 60kHz.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*