Trước đây, hồi mới lắp đèn thì tôi chỉ mạch đèn lắp auto bias, mà chính xác là không rõ auto bias là gì, fix bias là gì, chỉ lắp theo sơ đồ có sẵn và cầu mong nó hát ra tiếng, sau đó hỏi các nghệ nhân đi trước sửa ù, xì và hi vọng không có hư hại nhiều về biến áp xuất âm, nguồn, tụ trở. Sau vài năm rèn luyện, tôi bắt đầu phân biệt được auto bias, fix bias và “gần” như kiểm soát được các đèn cơ bản. Đèn tín hiệu hay đèn công suất thì đều fix được bias nhưng ở bài viết này tôi xin tập trung giới thiệu về dạng auto bias và fix bias cho đèn công suất (cụ thể là đèn EL34).
Đầu tiên, các bạn tra datasheet của đèn (các bạn tham khảo trang https://frank.pocnet.net/ ), sau đó tìm đến đoạn chế độ class A (hoặc class AB nếu đèn đó không có A). Đây là đoạn các bạn cần tìm:
hìn qua các thông số, các bạn sẽ cần dùng như sau:
- Va: điện áp anot sẽ là 250V
- Ug1: điện áp lưới G1 là -14.5V
- Ia: dòng tĩnh qua anot là 70mA
- Ra: Trở kháng đèn là 3K => biến áp xuất âm cỡ 3K
- Wo: Công suất khai thác class A ở chế độ này sẽ cho tối đa 8W.
Và giờ ta sẽ đi xây dựng mạch auto bias cho đèn EL34 ở chế độ này. Dạng mạch El34 SE ở chế độ auto bias sẽ có điện trở lưới G1 về mass để ghim lưới G1. Hình minh họa:
Đầu tiên, Ia =70mA và Ug1 = -14.5V. Ở đây, g1 đã qua điện trở nối về mass. Vậy để Ug1 = -14.5V thì điện áp trên chân K phải đạt là 14.5V => Rk = 14.5V/70mA = 207R. Thực tế, khi lựa chọn điện trở và khai thác, người ta chỉ nên khai thác ở cỡ 50-60mA chứ ít khi khai thác dốc hết sức của bóng đèn. Vậy nên điện trở thoát K cho đèn EL34 thường là 220R, 270R, 300R (nếu ngại thử thì mình khuyên các bạn nên sử dụng điện trở 270R). Khi đó điện áp rơi trên chân Katot so với mass đạt từ 16V-20V là đạt. Điện áp rơi trên OPT thường là 10V – 15V => Điện áp cấp cho mạch này sẽ là +B = Uk + Ua + Uopt = 20+250+15 = 285V. Áp dụng thực tế với mạch EL34 SE, muốn lắp chế độ này thì các bạn sẽ điều chỉnh Rk phụ thuộc vào +B và OPT để tịnh tiến đến Ia, Ug1 là đạt. Như thế là xong phần auto bias cho mạch EL34 (chế độ auto bias là chế độ điểm làm việc của đèn tự điều chỉnh theo OPT, điện áp +B do điện áp lưới g1 đã ghim về mass).
Tiếp đến, cùng là đèn EL34, mình sẽ giới thiệu chế độ fix bias. Ở chế độ fix bias, giá trị điện trở g1 sẽ là 330K, giá trị điện trở thoát K sẽ là 10R (thường thì nối mass cũng được nhưng các nghệ nhân sẽ lắp thêm điện trở 1R hoặc 10R để đo dòng điện qua đèn). Sơ đồ mạch như sau:
Sau khi lắp mạch như hình, các bạn cấp nguồn điều chỉnh được vào vị trí -32V như trên hình, đặt đồng hồ đo vào điện trở 10R, thang đo mV. Sau đó, các bạn điều chỉnh điện áp ở vị trí lưới g1 tăng/giảm sao cho ở thang đồng hồ ở mức 0.4V – 0.65V là đạt. Với giá trị 0.65V thì dòng qua đèn sẽ là Ia = 0.65V / 10 = 65mA (gần đạt đến giá trị 70mA và phép tính coi như bỏ qua dòng Ig2).
Nguyên lý phần điều chỉnh mạch in như sau:
Sau khi đã thử nghiệm, mình đã layout thành mạch in và gắn linh kiện đầy đủ:
Sau đó, các bạn có thể chuyển amply đèn auto của mình thành fix như sau:
Các bước lần lượt là:
- Thay thể điện trở thoát K từ 270R xuống 10R (có thể 1R để đo dòng)
- Nhấc một chân của điện trở lưới G1 (đang nối về mass lên bo chỉnh bias0
- Chuyển tụ thoát K sang vị trí như hình, sau đó các bạn thực hiện cân chỉnh như hướng dẫn ở trên
Đối với đèn trực tiếp, ở đây mình ví dụ là đèn 300B như sau:
Các bước chuyển lần lượt cũng như đèn EL34, tuy nhiên với đèn 300B, điện áp bias thường là -100V đến -75V. Các điểm làm việc của các đèn khác nhau các bạn có thể tra trên datasheet các bóng!
Leave a Reply